Ngành học mở với cơ hội lớn
Kinh thế thể thao là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động thể dục thể thao như: thi đấu, luyện tập,… hoặc các hoạt động gián tiếp phục vụ hoạt động thể dục thể thao như: sản xuất, cung cấp những dịch vụ hàng hóa hay các dịch vụ có liên quan đến thể dục thể thao.
Ngành kinh tế thể thao là ngành học khá rộng trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng quản lý kinh doanh dịch vụ thể thao, cách thức vận hành – quản lý kinh doanh câu lạc bộ thể thao, quản lý truyền thông, hay trở thành chuyên viên thể thao, chuyên viên tư vấn tài chính và khai thác thị trường thể thao, người tổ chức các sự kiện thể thao,…
Kinh tế thể thao mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội lớn
Tại Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Một số cán bộ hay huấn luyện viên đều xuất phát điểm từ vận động viên nên còn thiếu kiến thức về kinh tế, cần được bồi dưỡng bài bản để đáp ứng nhu cầu ngày càng mới của công việc.
Kinh tế thể thao được xem là ngành kinh tế tỷ đô tại các thị trường lớn trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều lý do hoạt động này tại nước ta chưa thực sự sôi động, còn nhiều vấn đề chưa được khai thác hết như: Thị trường bán vé và thu từ các dịch vụ tổ chức TDTT, thị trường bản quyền truyền hình thể thao. Ngoài ra, còn có thị trường quảng cáo tài trợ và thị trường dịch vụ (trong đó có cá cược thể thao),…
Theo số liệu thống kê của Vụ Đào tạo – Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tính đến năm 2025, Việt Nam bổ sung 3.658 nhân lực ngành thể thao. Và đến năm 2030, nhân lực toàn ngành Thể thao trên cả nước cần được bổ sung 4.342 chỉ tiêu với mọi cấp bậc. Vậy nên, đây được coi là ngành học mở với tương lai rộng cùng nhiều cơ hội cho sinh viên lựa chọn.
Học kinh thế thể thao ở đâu?
Ngành kinh tế thể thao còn khá mới tại Việt Nam, nên chưa có nhiều trường giảng dạy như các ngành học khác. Thí sinh có thể tham khảo những trường đào tạo ngành kinh tế thể thao uy tín gồm: Trường Đại học Hoa Sen; Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Thể dục Thể thao Tp. Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội…
Ngoài ra, một số trường đại học đã mở ngành Quản lý Thể dục thể thao từ lâu như Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng..
Cụ thể, ngành, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực này có chương trình đào tạo ra sao, thu nhập và tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp như thế nào?
Dù chưa phổ biến rộng nhưng chương trình đào tại ngành này được xây dựng chỉnh chu theo tiêu chuẩn của các trường đại học top đầu thế giới. Sinh viên theo học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, lịch sử thể thao,… đến các kiến thức cập nhật mới về xu hướng xã hội như tổ chức các loại hình sự kiện – lễ hội, quản lý câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, quản lý công trình thể thao, chiến lược quảng bá và tiếp thị thương hiệu,…
Sinh viên ngành Kinh tế thể thao có thể làm việc năng động đa môi trường
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được trang bị các kỹ năng mềm thiết yếu như: kỹ năng quản lý bán hàng trong nền tảng công nghiệp thể thao, kỹ năng giao tiếp, quản lý phòng Gym cũng như các hoạt động thể thao tại các khu Resort, khách sạn cao cấp, …
Được biết điểm chuẩn của ngành này cũng khá “dễ thở” với nhiều thí sinh. Năm 2023, Ngành Kinh tế Thể thao của trường Đại học Hoa Sen là ngành “hot” nhất với điểm chuẩn đầu vào là 19 trong khi các ngành còn lại chỉ từ 15 – 16 điểm.
Trường đại học Thể Dục Thể Thao TP.HCM lấy điểm chuẩn theo phương thức thi THPT là 23 điểm. Và trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyên ngành Kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện có điểm chuẩn từ 30,5 (với điểm thi THPT) và 32,75 (với điểm xét học bạ).
Nguồn tin: https://cafef.vn/1-nganh-hoc-la-dang-khat-hon-3600-nhan-su-trong-nam-toi-duoc-the-gioi-menh-danh-la-nganh-kinh-te-ty-do-luong-khoi-diem-15-20-trieu-dong-nhung-it-truong-dh-dao-tao-188240710222913805.chn