Hiện nhiều ngành nghề mang tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự an toàn và cả tính mạng của người làm. Dưới đây là 5 ngành nghề được đánh giá nguy hiểm nhất trên thế giới, nhưng vẫn có nhiều người ứng tuyển.
Thợ mỏ
Hầm mỏ là nơi làm việc tiềm ẩn nhiều mối nguy hại về mọi mặt và không thể lường trước có thể sập đổ lúc nào. Ngoài ra, môi trường làm việc của công nhân mỏ luôn trong tình trạng thiếu oxy, chứa lượng lớn silic độc hại cho phổi.
Những rủi ro xảy ra từ các vụ cháy nổ hay rò rỉ hóa chất, mệt mỏi, ngã, bị điện giật, khói độc và tải nặng cũng là một số mối nguy hiểm mà thợ mỏ phải đối mặt trong công việc.
Đổi lại, mức lương, chế độ đãi ngộ các đơn vị trả cho nhân viên hầm mở khá cao, từ 20 – 100 triệu đồng/tháng, tuỳ vào trình độ và vị trí việc làm.
Khai thác gỗ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tỷ lệ tử vong trong ngành khai thác gỗ cao hơn các ngành khác gấp 20 lần. Nguyên nhân chính đến từ thiết bị làm việc hạng nặng và cây cối rừng rậm hoang vu.
Công việc chủ yếu của những người làm khai thác gỗ là đo đạc, sử dụng máy móc để đốn cây, vận hành máy để sắp xếp và vận chuyển cây từ trong rừng ra nhà máy… Dù có sự can thiệp của máy móc nhưng công nhân khai thác gỗ vẫn phải làm việc ở những độ cao khác nhau, dưới thời tiết khắc nghiệt và phải đối mặt với rủi ro của cây đổ, lỗi thiết bị.
Hiện tại, mức lương của công việc này tại nước Mỹ rơi vào khoảng 1 tỷ đồng/năm. Do đó, khai thác gỗ vẫn là công việc mơ ước của nhiều lao động phổ thông.
Công nhân xây dựng
Công nhân xây dựng hay còn gọi là thợ xây dựng là những người có tay nghề hoặc được đào tạo trực tiếp làm công việc lao động chân tay bán sức lao động, hoàn thành các công trình, cơ sở hạ tầng, nhà cửa,…
Đến thời điểm hiện tại đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn ở các công trường, vì công nhân không được bảo hộ an toàn và quản lý thiết kế xây dựng còn lỏng lẻo. Ngoài tai nạn do ngã từ trên cao, công nhân xây dựng còn phải đối mặt với các rủi ro chết người khác như vật rơi trúng người, công trình đổ sập, sập hầm, hào, giật điện, chấn thương do hóa chất, cháy nổ.
Hiện tại, mức lương của công nhân xây dựng thường được tính theo ngày, dao động 150 – 500.000 đồng tùy thuộc vào vị trí việc làm khác nhau như thợ hồ, thợ phụ, thợ chính.
Sửa dây cáp điện từ trực thăng
Công nhân sửa dây cáp trực thăng yêu cầu người làm vừa phải làm quen được với độ cao và sự lắc lư từ trên dây cáp vừa phải sửa đường dây để cung cấp điện cho thành phố. Họ được trang bị quần áo cách điện đặc biệt để làm công việc nguy hiểm này.
Tuy nhiên, do làm việc trên độ cao hàng trăm mét nên không thể tránh xảy ra những sai sót. Trên thực tế, đã có nhiều vụ tai nạn lao động do sử cáp dây điện từ trực thăng gây ra. Công việc này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam, đa số xuất hiện ở các nước châu Âu.
Nguồn tin: https://cafef.vn/4-nganh-nghe-nguy-hiem-nhung-nhieu-nguoi-van-ung-tuyen-18824061720094355.chn