Tình trạng da bị cháy nắng
Cháy nắng là một phản ứng viêm da xảy ra do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) từ mặt trời. Tiến sĩ, bác sĩ da liễu Neha Khuraana – Người sáng lập chuỗi phòng khám House of Aesthetics (Ấn Độ) – cho biết, bạn cũng có thể bị cháy nắng bởi tia tử ngoại (UVA), tia cực tím. Các bước sóng ánh sáng có thể xuyên qua các lớp trên da của chúng ta và gây tổn thương da theo thời gian.
Mặt khác, tia UVB là bước sóng ánh sáng xuyên qua da bề mặt nhiều hơn và gây cháy nắng. Về cơ bản, tia UV nói chung làm tổn thương các tế bào da và hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách tăng lưu lượng máu đến các khu vực bị ảnh hưởng. Điều này lại gây ra tình trạng da bị viêm, được gọi là cháy nắng.
Các triệu chứng của cháy nắng
Dưới đây là một số triệu chứng của cháy nắng:
– Da đỏ, mềm, có cảm giác ấm khi chạm vào.
– Rộp da.
– Phản ứng nghiêm trọng bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc phát ban trên da.
– Lột da ở vùng da cháy nắng.
Tinh dầu oải hương giúp chữa cháy nắng như thế nào?
Theo bác sĩ da liễu Neha Khuraana, tinh dầu oải hương có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm và chữa bệnh. Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Trị liệu và Y học Bổ sung BMC, dầu oải hương có thể thúc đẩy quá trình chữa lành các mô da.
Do những đặc tính này, tinh dầu oải hương có thể giúp giảm mẩn đỏ, đau và sưng. Nó cũng có thể được sử dụng bởi những người có làn da nhạy cảm, như một nghiên cứu năm 2004, được công bố trên tạp chí Cell Proliferation cho thấy, hoa oải hương là một trong những loại tinh dầu thực vật dịu nhẹ nhất.
Cách sử dụng dầu oải hương chữa cháy nắng
Bà Khuraana hướng dẫn, thêm 4 đến 5 giọt dầu oải hương vào bồn nước mát. Sau đó, ngâm cơ thể trong đó khoảng 20 phút.
Tiến sĩ Khuraana gợi ý, nếu không có bồn tắm, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào xô nước mát và thoa lên vùng bị ảnh hưởng bằng vải mềm.
“Chỉ cần nước là đủ để giảm đau nhẹ. Tuy nhiên, để có kết quả tốt hơn, hãy pha loãng tinh dầu oải hương với dầu nền như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân trước khi thoa lên vùng da bị cháy nắng. Điều này giúp giảm kích ứng và tăng cường hấp thụ, mang lại đặc tính làm dịu và giảm đau hiệu quả hơn”, Tiến sĩ Khuraana hướng dẫn.
Bạn có thể trộn 20 giọt tinh dầu hoa oải hương với 30 ml dầu nền và thoa lên vùng da bị cháy nắng. Áp dụng lại 2 đến 3 lần một ngày cho các khu vực da bị ảnh hưởng.
Tác dụng phụ của dầu oải hương khi bị cháy nắng
Dầu oải hương cực kỳ êm dịu, nhưng nếu bạn nhạy cảm với mùi của dầu này có thể gây kích ứng mũi. Chuyên gia Khuraana cho biết, nó có thể gây buồn nôn, nôn mửa và đau đầu. Những người bị dị ứng, chàm hoặc viêm da cũng nên tránh dùng để tránh phản ứng.