Trong mỗi gia đình, tiền điện hàng tháng là một khoản chi không hề nhỏ, đặc biệt là trong thời điểm mùa hè nắng nóng cao điểm bởi nhu cầu sử dụng các thiết bị điện như quạt, điều hòa, tủ lạnh… tăng cao. Tiết kiệm điện là mối quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên nhiều người mắc phải những lầm tưởng việc tiết kiệm năng lượng . Thậm chí, việc lầm tưởng ấy có thể khiến bạn phải trả nhiều tiền hơn cho hóa đơn năng lượng hàng tháng.
1. Không tắt hẳn máy tính, để chế độ ngủ thì không tốn điện
Máy tính để ở chế độ ngủ thì thực chất vẫn đang hoạt động, và luôn có thể lập tức phục hồi trạng thái làm việc. Mặc dù tiêu hao ít năng lượng hơn, nhưng tính năng này vẫn tiêu thụ điện năng ở mức độ nhất định. Không những thế, để máy định hoạt động ở trạng thái chờ trong thời gian quá lâu có thể dẫn đến hỏng hóc 1 số bộ phận, hay nguồn điện của máy.
Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian thì hay tắt hẳn máy tính. Chỉ nên để chế độ ngủ nếu bạn tạm thời ngừng công việc trong vài phút và sẽ quay trở lại sớm.
2. Chạy quạt trần cả ngày sẽ làm mát phòng
Công dụng chính của quạt trần không phải làm hạ nhiệt độ, giúp không khí trong phòng mát hơn. Nó chỉ giúp không khí lưu thông tốt hơn, khiến chúng ta có cảm giác mát mẻ, thông thoáng. Ví thế, dù bạn bật quạt trần cả ngày, nhiệt độ trong phòng vẫn không thay đổi.
Vì thế, cách bật quạt trần cả ngày cho phòng mát để hạn chế dùng điều hòa, thật ra không có tác dụng. Để tiết kiệm điện, bạn nên tắt quạt trần khi ra khỏi phòng, chỉ sử dụng quạt khi ở trong phòng để tránh lãng phí tiền điện.
3. Chỉnh nhiệt độ điều hòa quá cao hoặc quá thấp
Mùa hè, nhu cầu sử dụng điều hòa làm mát tăng cao. Nhiều người cho rằng điều chỉnh nhiejt độ thấp khoảng dưới 16 độ C sẽ nhanh chóng làm mát không khí trong phòng, thoải mái hơn Tuy nhiên, nếu điều hòa liên tục hoạt động với công suất tối đa như vậy, điện năng tiêu thụ sẽ tăng lên gấp bội. Các chuyên gia khuyên bạn, nên cài đặt mức nhiệt điều hòa chênh lệch không quá 10 độ so với ngoài trời, hoặc dao động từ 25 – 27 độ C để hiệu quả làm mát tốt nhất, đỡ lãng phí điện năng và bảo vệ sức khỏe.
4. Luôn duy trì một mức nhiệt cố định trong phòng
Nhiều người cho rằng, luôn duy trì điều hòa ở một mức nhiệt cố định sẽ giúp tiết kiệm điện năng hơn. Việc tăng lên hoặc hạ xuống nhiệt độ liên tục của điều hòa sẽ gây tốn điện.
Tuy nhiên quan niệm này là sai lầm. Theo bộ năng lượng Hoa Kỳ, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ giảm từ 7 – 10 độ vào ban đêm hoặc khi trong nhà có ít người có thể sẽ tiết kiệm đến 10% chi phí điện năng mỗi năm.
5. Rửa bát bằng tay sẽ tiết kiệm điện hơn so với máy rửa bát
Nếu bạn dùng nước lạnh rửa bát thì đúng là sẽ tiết kiệm điện nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen dùng nước nóng để rửa bát để đảm bảo vệ sinh, nhất là vào mùa đông.
Dùng nước nóng rửa bát sẽ phải tốn điện cho bình nóng lanh. Trong khi đó, máy rửa bát sở hữu công nghệ hiện đại tiết kiệm năng lượng, sử dụng ít nước nóng nhất có thể và tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Do đó, nếu gia đình sử dụng nhiều bát đĩa thì rửa bằng máy là phương án lựa chọn tiết kiệm hơn.
6. Không quan tâm đến vị trí đặt tủ lạnh
Khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên, tủ lạnh cũng phải làm việc nhiều hơn, tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. Vì thế, nên lựa chọn vị trí đặt tủ lạnh xa các nguồn nhiệt và tận dụng môi trường nhiệt độ thấp tự nhiên để tiết kiệm năng lượng.
Mùa hè, hãy đặt tủ lạnh ở vị trí tránh nắng nóng để tăng hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ máy móc.
7. Chỉ cần tắt thiết bị là đủ, không cần rút phích cắm
Nhiều thiết bị, bộ sạc máy tính, lò vi sóng… vẫn tiêu tốn năng lượng khi ở chế độ chờ. Nếu bạn không rút phích cắm khỏi ổ điện thì các thiết bị điện tử điện lạnh vẫn hoạt động ở chế độ chờ và tiêu hao năng lượng.
Nguồn tin: https://cafef.vn/7-sai-lam-khi-dung-dien-tuong-tiet-kiem-nhung-lai-ton-tien-dien-nhieu-hon-nhieu-gia-dinh-van-mac-phai-188240615232515168.chn