Axit uric cao có nên sử dụng nhân sâm?
Nhân sâm được mệnh danh là “vua của các loại thảo dược” bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thành phần chính của nhân sâm bao gồm saponin, polysaccharide, germanium, vitamin nhóm B, các khoáng chất như kali, magie, canxi, sắt… và acid amin.
Loại thảo dược này có khả năng hỗ trợ cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, hỗ trợ điều hòa đường huyết, cholesterol và huyết áp, hỗ trợ chống ung thư và điều hòa lượng đường trong máu. Vitamin nhóm B có trong nhân sâm giúp tăng cường hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ và giảm stress. Các khoáng chất như kali, magie, canxi, sắt,… giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ hệ xương khớp.
Ngoài ra, nhân sâm còn chứa nhiều hợp chất khác như polyphenol, flavonoid… có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do. Bởi vậy, nhân sâm được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt dành cho những người bị ốm hoặc mới ốm dậy, người cao tuổi và các đối tượng có hệ miễn dịch kém.
Người có nồng độ axit uric trong máu cao, người bệnh gout cũng có thể sử dụng nhân sâm như một loại thực phẩm bổ dưỡng để cải thiện thể trạng, tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe ổn định. Không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ, nhân sâm còn giúp chống viêm, giảm cảm giác đau nhức xương khớp, tăng khả năng chuyển hóa lipid, cholesterol; giữ tâm trạng thoải mái, kiểm soát căng thẳng – yếu tố gây mất ngủ và làm tăng nguy cơ bùng phát viêm gout cấp…
Cách sử dụng nhân sâm an toàn cho người axit uric cao
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người có nồng độ axit uric trong máu cao có thể tham khảo một số các dùng như sau:
Cách 1: Sử dụng nhân sâm dưới dạng trà
Tiến hành thái mỏng củ sâm, mỗi ngày lấy 1-2g hãm với nước nóng như trà để uống. Với lượng sâm như trên, bạn có thể sử dụng từ 2-3 lượt nước. Sau khi nước nhạt, người bệnh có thể sử dụng phần bã sâm để ăn trực tiếp.
Cách 2: Sử dụng nhân sâm dưới dạng bột
Dù công đoạn chuẩn bị cho phương pháp này có phần cầu kỳ nhưng cách làm này có thể giúp người bệnh hấp thụ được triệt để các thành phần dinh dưỡng có trong củ nhân sâm. Bạn cần phơi hoặc sấy khô củ sâm rồi tán thành bột mịn. Pha bột với nước sôi để uống hoặc nuốt trực tiếp, mỗi ngày 1-2g.
Cách 3: Ngậm sâm tươi
Ưu điểm của phương pháp này chính là sự tiện lợi, nhanh chóng và có thể sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào. Bạn hãy thái sâm thành lát mỏng, mỗi ngày ngậm 1 lát cho đến khi mềm nát rồi nuốt. Một ngày nên sử dụng từ 1-2 lát để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách 4: Kết hợp nhân sâm với linh chi
Phương pháp sử dụng này có khả năng thúc đẩy quá trình đào thải axit uric, hỗ trợ điều trị bệnh gout. Cho 2g sâm thái lát và 2-5g linh chi vào ấm, thêm 600ml nước, sắc 20 phút, lọc lấy nước uống hết trong ngày. Người bệnh có thể duy trì sử dụng phương pháp này hàng ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.