Những bài Toán tiểu học tưởng dễ dàng nhưng có thể khiến nhiều người lớn đau đầu, thậm chí tranh cãi để tìm ra đáp án đúng của chúng. Nếu không tin thì hãy cùng lắng nghe câu chuyện dưới đây.
Ông Lưu (60 tuổi) đang sống ở huyện Giang An, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Ông có một cô cháu gái đang học lớp 2 tại trường Tiểu học địa phương. Vài ngày trước, khi ông Lưu đang kèm cháu gái làm bài tập về nhà, ông nhìn thấy một bài toán mà cô bé không thể giải nổi. Sau khi đọc xong đề bài, chính ông cũng loay hoay không biết làm sao để tìm ra đáp án đúng.
Đề bài như sau: Mèo mẹ câu được một số cá và chia đều cho 7 chú mèo con. Mỗi chú mèo con đều nhận được số cá bằng với số cá còn lại. Hỏi mèo mẹ câu được tối đa bao nhiêu con cá?
Bài toán đang gây tranh cãi
Bài toán có đáp án là 48 con cá. Tuy nhiên, ông Lưu nhận định bài toán cần thêm dữ kiệu nếu không, sẽ không có câu trả lời chính xác tuyệt đối. Bởi ông cho rằng, đáp án là bất kỳ bội số nào của số 8. Ví dụ, nếu mỗi chú mèo con được nhận 8 con cá, và số cá còn lại trong giỏ là 8 con, thì số cá mà mèo mẹ bắt được là: 8 x 8 = 64 (con).
Sở giáo dục & đào tạo vào cuộc
Trước sự thắc mắc của ông Lưu, Sở GD&ĐT thành phố Vũ Hán đã nhanh chóng phản hồi:
– Thứ nhất, bài toán ông Lưu thắc mắc nằm ở sách giáo khoa lớp 2, trong phần nội dung học về “Tìm số dư trong phép tính”. Bài toán chủ yếu nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu và tính toán của học sinh Tiểu học với phép chia có số dư.
– Thứ hai, về hướng giải quyết bài toán:
Phụ huynh và học sinh cần nắm được 3 điểm: (1) Trong phép tính, cần chia số chia càng nhiều càng tốt; (2) Đảm bảo sau khi thực hiện phép tính, mỗi chú mèo con được nhận được phần cá ngang bằng nhau; (3) Đảm bảo đúng nguyên tắc của thực hiện phép chia có số dư.
Theo đề bài, ta khai thác dữ liệu như sau: Mẹo mẹ chia đều cá cho 7 chú mèo con, thì để tìm ra số cá mèo mẹ bắt được tối đa thì số chia là 7 và số dư là 6 (vì số dư
Vậy số cá tối đa mà mèo mẹ bắt được là: 6 x 7 + 6 = 48 (con).
Không chỉ Sở GD&ĐT mà một giáo viên dạy Toán Tiểu học khác ở huyện Giang Hán (Trung Quốc) cũng tham gia giải thích cho ông Lưu. Sau đó, ông Lưu thừa nhận: “Giờ tôi đã hiểu bài toán. Tôi cần tra thêm các khái niệm liên quan và suy nghĩ kỹ lưỡng hơn về vấn đề này. Như thế tôi mới có thể giải thích tường tận cho cháu gái tôi”.
Nguồn: People’s Daily
Nguồn tin: https://cafef.vn/chau-gai-nho-giai-bai-toan-lop-2-trong-sach-giao-khoa-ong-noi-tuc-gian-noi-sai-de-so-gddt-phai-vao-cuoc-188240613094427929.chn