Người axit uric cao không nên ăn nấm
Nấm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong thành phần của nấm có nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là B2, B3, B5, đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh và sức khỏe da.
Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có khả năng cung cấp kali, phốt pho, selen và đồng. Thành phần ergothioneine và glutathione trong một số loại nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do, giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư và mãn tính.
Dù rất giàu dinh dưỡng nhưng hàm lượng purin trong nấm cũng ở ngưỡng cao, ước tính có khoảng 488mg purin trong mỗi 100g nấm. Vì vậy, những bệnh nhân mắc gout có người có axit uric cao nên hạn chế sử dụng các món ăn từ nấm trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày bởi có thể làm gia tăng biểu hiện bệnh.
Rau mầm không tốt cho người có axit uric cao
Rau mầm là nguyên liệu phổ biến trong các món salad. Thành phần dinh dưỡng trong các loại rau mầm là khác nhau song nó vẫn chứa lượng lớn protein, folate, magie, phốt pho, mangan và vitamin C, K… Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, người có nồng độ axit uric cao không nên sử dụng loại rau này quá thường xuyên.
Lý do là bởi hàm lượng purin trong các loại rau mầm đều tương đối cao. Ví dụ, hàm lượng purin trong giá đỗ là 200mg/100g, rau mầm từ đậu nành là 180mg/100g… Chưa kể, hiện nay, có nhiều loại rau mầm được phun các loại thuốc kích thích tăng trưởng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều.
Axit uric cao không nên ăn rau dọc mùng tưởng xuyên
Rau dọc mùng thường xuất hiện phổ biến trong nhiều món ăn dân dã như canh chua dọc mùng, bún dọc mùng, dọc mùng muối chua… Tuy nhiên, việc ăn dọc mùng quá thường xuyên có thể khiến cho các bệnh nhân gout xuất hiện các hiện sưng đau khớp.
Trong 100g dọc mùng có chứa khoảng 100mg purin, khi được nạp vào cơ thể với số lượng lớn, các purin nhanh chóng chuyển hóa thành axit uric, thúc đẩy các biểu hiện bệnh xuất hiện ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó, theo Đông y, dọc mùng có tính nóng nên có thể trở thành nguyên nhân của các triệu chứng sưng, đau nhức khớp.