Từ ngày 4/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 3% lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Theo lý giải từ EVN, việc tăng giá điện vào lúc này sẽ giúp cho Tập đoàn giảm bớt áp lực về lỗ kinh doanh trong thời gian tới.
Với mức tăng này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và giúp cho EVN giảm bớt khó khăn về tài chính cho EVN ra sao? Về phía các doanh nghiệp sản xuất, các Hiệp hội ngành hàng lại cho rằng đây là điều “cực chẳng đã”, bởi không chỉ riêng EVN khó khăn mà các doanh nghiệp cũng đang trong cơn “bĩ cực” do tiêu thụ giảm sút, không có đơn hàng để sản xuất, hơn nữa giá các loại nguyên liệu đầu vào khác cũng có xu hướng tăng…, vì thế giá điện tăng 3% sẽ là mối lo lớn của nhiều doanh nghiệp.
Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 15-05-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm cho câu chuyện thời sự này. Với chủ đề: “Tăng giá điện thêm 3%: Doanh nghiệp ứng phó cách nào?”, các bài viết sẽ phân tích, đưa ra quan điểm góc nhìn riêng từ cơ quan quản lý, chuyên gia, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp.
Bao gồm các bài viết:
– Điện tăng giá, vẫn không lo mục tiêu lạm phát. P/v bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê. (Anh Nhi).
– Tăng giá điện: Tránh tình trạng “té nước theo mưa”. (Mạnh Đức).
– Tăng giá điện: Những vấn đề đặt ra. (PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính).
– Giải pháp ứng phó với tăng giá điện. (Nhóm phóng viên).
Cùng nhiều bài viết khác:
– Cần ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng. (Đỗ Văn Huân).
– Khẩn trương hoàn thành thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản. (Phan Dương).
– Nâng “chất” môi trường đầu tư, giảm ảnh hưởng từ Thuế tối thiểu toàn cầu. P/v ông Victor Ngo,Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam. (Ngân Hà).
– Lãi suất thực tại các nền kinh tế lớn trên thế giới hiện là bao nhiêu? (Ngọc Trang).
– Phát triển cụm công nghiệp: Cần tháo gỡ những “điểm nghẽn”. (Hương Loan).
– “Khơi thông” chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. (Song Hà).
– Xuất khẩu suy giảm: Ngành thủy sản trông chờ “một bệ đỡ”. (Chu Khôi).
– Nỗ lực “nâng sao” OCOP để rộng đường xuất khẩu. (Lưu Hà).
– “Điểm rơi” dệt may sẽ kéo dài sang 2024: Doanh nghiệp chủ động vượt qua thách thức. (Vũ Khuê).
– Vốn đầu tư Nhật Bản: Kết “trái ngọt” trên đất ngập mặn Thanh Hóa. (Song Khánh).
– Ấn Độ trong cuộc đua giành vị trí “công xưởng của thế giới”. (An Huy).
Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam