Friday, 16 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Sức Khỏe > Mỗi năm có khoảng 35.000 trẻ cần sữa mẹ hiến tặng
Sức Khỏe

Mỗi năm có khoảng 35.000 trẻ cần sữa mẹ hiến tặng

Last updated: 29/05/2024 3:40 am
Cafe Bệt
Share
SHARE
Mỗi năm có khoảng 35.000 trẻ cần sữa mẹ hiến tặng
Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Ly

Sữa mẹ cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, khi trẻ không được ăn sữa mẹ đẻ, lựa chọn thứ hai là sữa mẹ hiến tặng, nhằm giảm tỉ lệ tử vong, nguy cơ viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng, giảm tỉ lệ xơ hoá phổi và xuất huyết não. Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp cho trẻ nhỏ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Đây còn được gọi là vaccine đầu tiên của trẻ.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ kém may mắn không được tiếp cận với sữa của mẹ đẻ vì một số lý do như tình trạng sức khoẻ của mẹ hoặc của chính trẻ. Việc trao đổi và sử dụng sữa mẹ hiến tặng mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh như HIV, viêm gan B và C, giang mai và một số bệnh lý nhiễm trùng khác.

Rào cản kinh tế ngăn trẻ sinh non được tiếp cận đến sữa mẹ hiến tặng thanh trùng

Dù hệ thống ngân hàng sữa mẹ tại Việt Nam đã đủ năng lực để cung cấp cho nhu cầu trên toàn quốc, chi phí đắt đỏ của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng vẫn là rào cản chính ngăn cản trẻ sơ sinh được tiếp cận với nguồn dinh dưỡng quý giá này.

Khó khăn lớn nhất của các gia đình có trẻ cần điều trị bằng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng là giá thành của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng. Mức giá trung bình cho mỗi lít sữa mẹ hiến tặng thanh trùng là khoảng 1,4 triệu đồng, được tính từ chi phí vận hành ngân hàng sữa mẹ trên thực tế, gồm các quy trình thu nhận, sàng lọc, thanh trùng, bảo quản và không bao gồm yếu tố lợi nhuận…

Từ năm 2017, Bộ Y tế đã thiết lập thí điểm ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng để cung cấp sữa mẹ thanh trùng cho những trẻ sơ sinh không có cơ hội được bú mẹ do phải điều trị hoặc mẹ có vấn đề về sức khỏe. Tính tới năm 2023, Việt Nam có 5 ngân hàng sữa mẹ tại 4 tỉnh thành Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh, và 2 ngân hàng sữa mẹ vệ tinh tại Quảng Nam và Cần Thơ.

Với Quyết định số 2394/QĐ-BYT ngày 14.5.2021 của Bộ Y tế, việc thiết lập và vận hành mạng lưới ngân hàng sữa mẹ Việt Nam đã được chính thức quy định trong hệ thống pháp luật. Giống như ngân hàng máu, các ngân hàng sữa mẹ hoạt động với phương châm nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận, đảm bảo việc hiến sữa hoàn toàn tự nguyện.

Sữa mẹ hiến tặng thanh trùng chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và dựa trên thứ tự ưu tiên nghiêm ngặt để điều trị cho các trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân, bệnh lý hoặc mẹ có vấn đề sức khoẻ chưa thể cho con bú.

Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Nguyễn Thạch
Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Nguyễn Thạch

Theo bà Nguyễn Mai Hương, chuyên viên Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế, tính tới năm 2023, hệ thống ngân hàng sữa mẹ có 4.000 bà mẹ đã tham gia hiến tặng, với lượng sữa hiến tặng đạt 30.000 lít, cung cấp cho 55.000 trẻ sơ sinh.

Trung bình mỗi năm các ngân hàng sữa mẹ thu nhận hơn 10.000 lít sữa từ 350 bà mẹ hiến tặng, cung cấp hơn 9.300 lít sữa mẹ thanh trùng hiến tặng đạt chuẩn cho hơn 18.000 trẻ.

Theo bà Vũ Hoàng Dương, Quản lý Chương trình Việt Nam, Alive & Thrive Đông Á Thái Bình Dương, hiện danh mục chi trả của BHYT tại Việt Nam đã bao gồm máu và các chế phẩm của máu, nhưng chưa có quy định về chi trả cho sữa mẹ hiến tặng thanh trùng. Việc đưa sữa mẹ hiến tặng thanh trùng vào danh mục chi trả của BHYT tại Việt Nam sẽ giúp mọi trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ non tháng, nhẹ cân và có các nguy cơ sức khoẻ có bữa ăn đầu tiên an toàn và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Theo ước tính của Viện Chiến lược Chính sách Y tế, Bộ Y tế, nếu toàn bộ nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân được sử dụng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng theo chỉ định, quỹ BHYT sẽ tiết kiệm được mỗi năm từ 38,3 đến 76,7 tỉ đồng; tổng chi phí tiết kiệm trong 10 năm là 404,3 tỉ đồng. Chi phí tiết kiệm này đến từ việc giảm chi phí điều trị các bệnh lý như: Viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết sơ sinh, loạn sản phế quản phổi, bệnh võng mạc mắt, giảm thời gian nuôi ăn tĩnh mạch cho trẻ đẻ non, nhẹ cân, bệnh lý, giảm thời gian nằm viện, giảm sử dụng kháng sinh.

Trong khi đó, nếu quỹ BHYT chi trả chi phí sữa mẹ hiến tặng thanh trùng cho nhóm trẻ đẻ non, nhẹ cân, bệnh lý thì mỗi năm quỹ cần chi trả thêm từ 7,6 đến 15,5 tỉ đồng; tổng chi phí quỹ BHYT cần chi trả thêm trong 10 năm là 76,7 tỉ đồng, chiếm khoảng 0,07% tổng quỹ BHYT.



Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Máy tạo nước từ không khí hút khách trên Kickstarter, thu vốn gấp 15 lần mục tiêu, 3 công dụng trong 1
Next Article Xavi từ chối nhận đền bù 12 triệu USD từ Barca

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Hơn 10.000 người hợp luyện diễu binh ở đường Lê Duẩn

Khối sĩ quan đặc công diễu hành qua lễ đài. Binh chủng Đặc công là…

By Cafe Bệt

Đường Lê Quang Đạo kéo dài ở Tây Hà Nội được thông xe

Đường Lê Quang Đạo kéo dài có điểm đầu tại nút giao cắt với đại…

By Cafe Bệt

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Sức Khỏe

Cơ chế tinh vi giúp mắt không bị ‘nhòe’ trước chuyển động nhanh

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Không nhất thiết phải ‘tuyệt thực’ với thực phẩm siêu chế biến

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Liệu pháp nghệ thuật trong cuộc sống của bệnh nhân ung thư

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi bị bỏng điện

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?