Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái, nhà đầu tư đối mặt cuộc khủng hoảng tài chính từ bất động sản, tiền số, ngân hàng, chứng khoán đến trái phiếu… thì thị trường nghệ thuật “ngược dòng” với những phiên đấu giá mang về số tiền ngất ngưởng.
Ghi nhận trên trang Sotheby’s hồi cuối năm 2022, nhà nghiên cứu Dong Rui, thuộc Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh, cho biết tuy quy mô và giá trị của thị trường nghệ thuật rất khó ước tính, nhưng ít nhất là trong các cuộc đấu giá, châu Á hiện đang chiếm ưu thế. Theo vị này, giai đoạn 2020-2021, châu Á đã vượt Bắc Mỹ và châu Âu để trở thành thị trường nghệ thuật lớn nhất thế giới (theo doanh số bán đấu giá), chiếm khoảng 36% doanh thu của thế giới.
Việt Nam lọt Top 30, giá trị giao dịch đạt 26 triệu USD trong năm 2021
Riêng Đông Nam Á, Singapore được biết đến như một giềng mối kết nối nghệ thuật khu vực. Trong đó, hội chợ trưng bày hằng năm ở Singapore quy tụ nhiều tác giả đến từ Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia…
Theo bảng xếp hạng 30 nghệ sĩ có doanh số cao nhất tại Hong Kong trong năm 2021 do Artprice công bố, Việt Nam có hai đại diện. Mai Trung Thứ xếp thứ 20, đem về 14,2 triệu USD (34 tranh đã bán) và Lê Phổ xếp thứ 25 với 11,8 triệu USD (54 tranh).
Điều này cho thấy, Việt Nam đang có cơ hội lớn để bước vào cuộc đua tăng trưởng thị trường nghệ thuật ở châu Á. Thanh khoản lên lên đến hàng triệu USD, thị trường nghệ thuật Việt cũng đang nhận được nhiều lời mời đầu tư. Song, trong bức tranh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam vẫn chưa thể đặt tên lên bàn cân, bởi nhiều tồn đọng.
“Đúng là thị trường nghệ thuật sôi động hơn khi các
nền tảng mạng xã hội phát triển. Dù vậy, chúng ta vẫn chưa thể so sánh với khu vực
. Tại sao? Bởi Việt Nam chưa có thể chế
, nói chung là chính sách nhất định để người
trong lĩnh vực này đi theo. Dẫn đến thực tế, giá bán hiện nay rất bát nháo.
Trong
khi ở thị trường các nước, giá một
tác phẩm nghệ thuật, đơn cử là một bức tranh
, phải có một
mức giá cố định dù bán
ở trong hay ngoài nước
. Trong khi với người hoạ sĩ Việt Nam, thì bên
mua tranh bán nào cũng được
. Có khi, họ chỉ cần trả cho
hoạ sĩ 500 triệu
đồng, rồi sau đó là
chủ sở hữu nên có thể bán lại giá bao nhiêu cũng được
”,
bà Tuyết Nguyễn – Nhà sáng lập Tongla Art – chia sẻ tại buổi triển lãm mới đây.
Tongla Art được biết đến là đơn vị tổ chức triển lãm và các hoạt động liên quan đến nghệ thuật cho các nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Tongla Art xác lập sứ mệnh giới thiệu và đưa tranh của các nghệ sĩ Việt Nam ra khu vực và thế giới. Năm 2023, Tongla Art lên kế hoạch tổ chức ba triển lãm, mở đầu là buổi Triển lãm Portal của nghệ sĩ sơn mài đương đại Saeko Ando.
Việt Nam vẫn chưa thể có tên trên “bàn cân” chung do đâu?
Lấy thử phép so sánh với nước láng giềng là Thái Lan, trong khi Việt Nam chưa có hình hài thì thị trường nghệ thuật của họ đã tồn tại từ rất lâu, đã có quy chuẩn hẳn hoi. Thậm chí, Việt Nam chưa có logistics cho lĩnh vực nghệ thuật.
Ngoài những lý do khách quan, lý do chủ quan khiến mảnh đất triệu USD tại Việt Nam còn “dậm chân” là nghệ sĩ chưa có xây dựng môi quan hệ tốt cho mình, cũng như chưa thực sự tốt về ngoại ngữ để có thể tự mang sản phẩm ra nước ngoài.
Hơn hết, dù sở hữu nguyên liệu tự có, song người trồng ở Việt Nam tâm lý còn chạy theo “sóng” của thương lái Trung Quốc, dẫn đến những bất cập về vùng trồng. Đơn cử, với dòng sơn mài. Trong ngành thủ công mỹ nghệ, sơn ta Việt Nam luôn xếp sau và thường được nhận định là thua kém về chất lượng so với sơn tự nhiên của các nước khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc.
Nguyên nhân theo người trong cuộc (nghệ sĩ người Nhật Saeko Ando nhiều năm sống tại Việt Nam), xuất phát từ việc bao nhiêu năm qua người Trung Quốc đến Việt Nam mua sơn ta nhập khẩu. Vì mua tập trung ở khu vực Miền Bắc, vùng có nhiều tỉnh kinh tế còn khó khăn, khi Trung Quốc đặt mua người nông dân tăng cường trồng dù họ không biết gì về loại cây này, dẫn đến thu hoạch từ sớm làm chất lượng sơn không tốt. Hệ quả, xuất khẩu đi Trung Quốc dần giảm, người dân lại chặt hết cây sơn ta để trồng lấy gỗ. Mặt khác, hiện nay sơn nhân tạo tràn lan (pha lẫn tạp chất) làm sản phẩm kém chất lượng, chính điều này làm khách mua đánh giá sơn ta Việt Nam thấp. Do đó, để cải thiện được tình trạng này, theo Saeko Ando:
“Cách n
hanh nhất là thay đổi suy nghĩ người dùng
, vì người mua muốn gì thì người bán sẽ thay đổi cách làm
. Do đó, chúng ta cần khuyến khích nhà đầu tư đầu tư tác phẩm tranh sơn ta
. Thực tế, tranh sơn ta truyền thống
có đặc tính sẽ ngày càng hoàn thiện theo thời gian
. Một bức tranh sẽ đẹp hoàn hảo sau 4 năm
”.
Trở lại với thị trường nghệ thuật Việt Nam, bà Tuyết Nguyễn cho biết thêm tín hiệu tốt là hiện nay mọi người bắt đầu nghĩ đến những quy chuẩn cho thị trường. Còn để trả lời liệu có nhà đầu tư nào quan tâm chưa?, đại diện Tongla Art cho biết hiện đang có đối tác bên Thái Lan ngỏ lời quan tâm đến thị trường nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, lý do cũng chỉ dừng lại trong khu vực bao gồm 3 nước (Việt Nam, Myanmar, Thái Lan), nghệ sĩ Việt nổi bật về tài năng. Xa hơn, Tongla Art cũng đang có hợp tác với doanh nhân người Thuỵ Sĩ cho dự án cho trường Đại học Nghệ thuật London.