Việt Nam hiện đang đứng trong Top 10 trên thế giới về chế biến và sản xuất thực phẩm. Ghi nhận bởi Tổng cục thống kê, trong những năm qua, ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành công nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của cả nước với tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân trong 5 năm 2016-2020 là 7%/năm.
Với thị trường quy mô hơn 96 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn để đảm bảo cho sức khỏe.
Theo Vietnam Report, Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống rất tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ngành cũng đang đối mặt với những thách thức, tồn đọng. Chia sẻ tại toạ đàm Ẩm thực truyền thống mới đây, ông Vũ Thế Thành – Chuyên gia an toàn thực phẩm nhấn mạnh: “Muốn c ông nghiệp hoá toàn diện ngành thực phẩm thì phải trả chi phí rất mắc . Hiện, chúng ta chỉ mới công nghiệp hoá một nửa thôi ”.
Minh chứng rõ nét nhất theo ông Thành chính là ngành bia – một ngành tăng trưởng hàng top trong nhóm thực phẩm đồ uống hiện nay. Hiện, công nghiệp bia khá phát triển và đa dạng, song bia tươi theo đúng nghĩa của bia vài chục năm năm về trước đã không còn. Thay thế, chúng ta đang có nền công nghiệp mới là bia Craft.
“Bia Craft là bia công nghiệp , chứ “Craft ” ở đây không phải là bia thủ công như thị trường nghĩ. Chúng ta đang hơi ăn gian khi dùng thuật ngữ này. Hiện, các đơn vị sản xuất bia Craft dùng enzim nhân tạo thay enzim t ự nhiên, để đẩy nhanh quá trình lên men . Và theo tôi được biết, hiệp hội bia Craft hiện nay có một thống nhất với nhau là 1 năm sẽ không sản xuất quá 15 triệu lít bia. Song, 15 triệu lít cũng quá lớn để gọi là bia thủ côn g”, chuyên gia nói.
Dù là vậy, thực tế bia Craft lại đang rất thành công vì đánh vào đúng tâm lý của giới trẻ hiện nay. Tương tự các ngành thực phẩm khác, đó chính là câu chuyện của ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay.
Dưới góc nhìn của mình, ông Thành cho rằng để ngành công nghiệp thực phẩm Việt nam tiếp tục phát triển, yêu cầu các doanh nghiệp không chạy theo tính thời thượng. Tính thời thượng ở đây được hiểu là những câu chuyện truyền thông được tạo ra để đánh vào tâm lý người dùng, mục đích cuối cùng nhằm bán được sản phẩm của mình.
Lấy ví dụ câu chuyện chất bảo quản thời gian qua, người tiêu dùng dậy sóng việc nói không với sản phẩm có dùng chất bảo quản. Nhưng, chất bảo quản bản thân nó không có hại, nếu chúng ta dùng đúng liều lượng. Và, “nếu không có chất bảo quản thì ngành công nghiệp thực phẩm không làm được”, ông Thành nói.
Trở lại với ngành công nghiệp thực phẩm, theo phân định hiện bao gồm các hoạt động công nghiệp hướng vào chế biến, chuyển đổi, chuẩn bị, bảo quản và đóng gói thực phẩm. Ngày nay, công nghiệp thực phẩm đã trở nên đa dạng hóa, với việc sản xuất từ các hoạt động nhỏ, truyền thống do gia đình quản lý, đến các quy trình công nghiệp lớn.
Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành cung cấp các nhu yếu phẩm về ăn uống của con người. Vì thế, nó sẽ bao gồm rất nhiều ngành như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… Khi công nghiệp thực phẩm phát triển, nó cũng giúp cho các ngành khác mà đặc biệt là nông nghiệp phát triển theo. Đây được coi là ngành mũi nhọn trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội chung của đất nước.
Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm còn đẩy mạnh sự phát triển cho các ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng, cùng với các ngành nghề khác như: chăn nuôi gia súc, chuyên canh cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp cho ngành công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.
Hiện, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, gồm một số ngành chính như sau: Rượu – bia – nước giải khát; Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; Dầu thực vật; Công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm; Chế biến bột và tinh bột…
Ngành công nghiệp thực phẩm được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam, có tiềm năng phát triển nhờ yếu tố dân số đông, thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng, xu hướng tiêu dùng tăng nhanh. Mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65-70 tỷ USD (bằng 200% so với hiện nay), ngành công nghiệp chế biến thực phẩm theo đó có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư.
Trong đó, giá trị sản xuất của ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thể hiện tầm quan trọng của Ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Đặc biệt, sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực, ngành sản xuất chế biến thực phẩm sẽ được mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư rộng lớn hơn. Do có tiềm năng rất lớn nên thị trường ngành sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam có sức hút rất lớn với nhà đầu tư nước ngoài.
Trong những năm qua, đã có rất nhiều thương vụ M&A ngành thực phẩm (sáp nhập và mua lại các công ty chế biến thực phẩm) diễn ra và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới. Điển hình là các thương vụ CJ Group (Hàn Quốc) mua 65% cổ phần của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt và mua 47,33% cổ phần của Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre; Daesang Corp (Hàn Quốc) mua 100% cổ phần của Công ty cổ phần Thực phẩm Đức Việt; Earth Chemical (Nhật Bản) mua 100% cổ phần của Công ty cổ phần Á Mỹ Gia…
Theo Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, thị trường M&A ngành sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam đang khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Các giao dịch M&A được nhiều nhà đầu tư xem là cách hiệu quả nhất để thâm nhập thị trường và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.