Cảm thấy ít no hơn sau ăn
Nếu bạn không cảm thấy no sau khi ăn (khi tình trạng này xảy ra thường xuyên), có nghĩa, hormone giới tính của bạn đang tác động gián tiếp đến các hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất dẫn đến mỡ bụng.
Nếu có lượng estrogen trong cơ thể thấp, bạn vẫn có thể cảm thấy đói sau khi ăn. Điều này là do tác động của estrogen lên leptin (một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ), càng có nhiều leptin trong cơ thể, sức khỏe càng xấu.
Testosterone cũng có tác động nghịch đến nồng độ leptin. Điều này có nghĩa, khi mức testosterone của bạn tăng lên, leptin sẽ giảm.
Luôn căng thẳng
Mỗi khi bạn căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra cortisol để giúp cơ thể phản ứng thích hợp. Nồng độ cortisol cao trong cơ thể sẽ làm tăng nhịp tim, huyết áp và thậm chí cả lượng đường trong máu. Ngoài ra, nồng độ cortisol tăng cũng làm tăng mỡ bụng.
Tăng cân
Thời kỳ mãn kinh sẽ dễ bị tăng cân, đó là do mức độ hormone trong cơ thể bạn giảm xuống. Nồng độ estrogen thấp có thể là do tập thể dục quá mức, các vấn đề về chế độ ăn uống của bạn hoặc thậm chí là các vấn đề về tuyến yên. Khi nồng độ estrogen giảm, khả năng cao, bạn sẽ tăng cân, mỡ nhiều hơn ở bụng,…
Luôn thèm ngọt
Nếu bạn lúc nào cũng muốn ăn đồ ngọt, rất có thể cơ thể bạn đang đối diện với tình trạng kháng insulin.
Trong trường hợp kháng insulin, các tế bào của bạn không thể hấp thụ đường từ máu một cách thích hợp, điều đó khiến các tế bào của bạn bị thiếu carbs.
Tình trạng này có thể có tác động xấu đến mức leptin của bạn. Khi độ nhạy cảm với cả insulin và leptin giảm đi, bạn sẽ không thể biết khi nào nên dừng và tiếp tục ăn quá nhiều đồ ăn có đường, sẽ làm tăng thêm mỡ bụng.