Sáng ngày 25/4/2023, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023, thông qua kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với thực hiện năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đi ngang so với cùng kỳ, ở mức 8.622 tỷ đồngtrong đó, LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ dự kiến đạt 8.514 tỷ đồng.
Với chỉ tiêu trên, năm 2023 HĐQT Vinamilk sẽ chi trả cổ tức bằng tiền tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu công ty . Cổ tức đợt 1 dự kiến là 15% bằng tiền (1.500 đồng/cp). Ngày đăng ký cuối cùng là 5/8 và dự kiến thanh toán ngày 5/10/2023. Cổ đông sẽ phê duyệt ủy quyền cho HĐQT quyết định mức tạm ứng cổ tức và thời gian tạm ứng cổ tức cho đợt 2 của năm 2023.
Dự kiến vào ngày 5/8 tới đây, Vinamilk sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức còn lại của năm 2022 và đợt 1 năm 2023 với tổng tỷ lệ 24,5% (2.450 đồng/cp). Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 5/10/2023.
Năm 2022, Vinamilk duy trì tổng doanh thu hợp nhất trên 60.000 tỷ đồng, thực hiện 94% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.496 tỷ đồng, thực hiện 88% kế hoạch. Trong đó,
+ Thị trường nội địa ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 50.704 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 20.556 tỷ đồng.
+ Doanh thu thuần của thị trường nước ngoài đạt 9.252 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3.342 tỷ đồng. Trong đó, Driftwood tăng trưởng trên 30% nhờ đa dạng hóa kênh phân phối và duy trì được việc đưa một số sản phẩm của Vinamilk vào thị trường Mỹ. Angkormilk tăng trưởng doanh thu trên 10% nhờ phát triển sản phẩm mới, tăng cường phân phối….
Với kết quả trên, tổng mức cổ tức năm 2022 dành cho cổ đông Vinamilk lên đến 8.046 tỷ đồng, tương đương 94% LNST hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu công ty năm 2022. Dự kiến, cổ tức đợt cuối là 950 đồng/cp, ngày đăng ký cuối cùng là 5/8 và dự kiến thanh toán ngày 5/10/2023. Với gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Vinamilk sẽ chi khoảng 1.985 tỷ đồng để trả cổ tức.
Thảo luận tại Đại hội
1. Tại Việt Nam, VNM vẫn là DN có thị phần lớn nhất, có danh mục trải dài trên nhiều ngành hàng… Vậy VNM đánh giá thị trường sữa hiện như thế nào và VNM sẽ làm gì để duy trì tăng trưởng với mỗi ngành hàng?
Bà Mai Kiều Liên: Với ngành hàng có thách thức riêng, mỗi người tiêu dùng có đánh giá riêng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, sở thích và thời gian sử dụng. Do đó, VNM luôn có chiến lược riêng, và thường xuyên cân nhắc thay đổi cho từng ngành hàng sao cho phù hợp với thị trường.
2. Trong 3 năm trở lại đây doanh thu hầu như không đổi trong khi lợi nhuận giảm. Ngoài chi phí khách quan như biến động giá nguyên vật liệu… thì ban lãnh đạo đánh giá thế nào về tính cạnh tranh của các đối thủ hiện nay?
Mỗi công ty đều phải trả qua chu kỳ tăng trưởng, điều này không nằm trong vòng quay tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện VNM đang tái cấu trúc nguồn lực để hỗ trợ tăng trưởng dài hạn.
3. Trong bối cảnh lợi nhuận giảm nhưng vẫn trả cổ tức cao trong 3 năm qua. Điều này có làm ảnh hưởng đến khả năng tái đầu tư VNM không?
Trong từng thời điểm, VNM có cân nhắc kỹ để làm sao tối hoá dòng tiền cho HĐKD.
4. Cửa hàng Giấc mơ sữa Việt mục tiêu là gì, quảng bá sản phẩm hay tăng doanh số bán hàng. Nếu là tăng doanh số làm sao để không xung đột với kênh khác?
Chúng tôi xác định rõ mỗi kênh có lợi thế riêng, và mỗi kênh khi hoạt động sẽ được cân đối để hài hoà với nhau. Riêng cửa hàng Giấc mơ sữa Việt không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng.
5. VNM có vẻ chưa đẩy mạnh Marketing qua giải bóng đá, trong khi kênh này đang rất phổ biến?
Hình thức Marketing qua giải bóng đá là từ năm 2008 đến nay VNM vẫn đồng hành cùng các đội tuyển quốc gia (cả nam và nữ). Hiện, đang xem xét hình thức nào cho hợp lý và hiệu quả hơn.
6. Thị trường sữa Việt Nam bão hoà chưa? Làm sao để tiếp tục tăng trưởng?
Theo quan điểm VNM thị trường sữa Việt Nam chưa bão hoà, do:
+ Dân số tăng;
+ Thu nhập có lúc tăng lúc giảm, nhưng nhìn chung vẫn tăng;
+ Thu nhập bình quân trên đầu người so với khu vực còn rất thấp.
Làm sao để tăng trưởng, thì với mỗi ngành hàng VNM sẽ có kế hoạch để đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt nhu cầu mới của người dùng thông qua giá cả, chất lượng.
7. Tiến độ nhà máy Hưng Yên?
Nhà máy Hưng Yên hiện những thủ tục về đất đai còn rất phức tạp. Nếu hoàn tất được thủ tục, thì dự kiến nhà máy hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2025.
8. Biên lợi nhuận năm nay có hồi phục không, dự khi nào về mức trước Covid-19?
Xu hướng 2023 giá cả nguyên vật liệu (NVL) có xu hướng giảm, điều này dự kiến hỗ trợ cho biên lợi nhuận của VNM sẽ cải thiện.
Tuy nhiên, mới đây khi theo dõi thì thấy giá đang tăng, nên việc giá cả sẽ phụ thuộc vào thị trường, và VNM phải có những chiến lược thích ứng, giảm chi phí, tăng doanh thu… để cải thiện mức biên lợi nhuận.
Còn muốn để trở về mức biên trước thời kỳ Covid-19 thì tôi nghĩ cần 1 năm nữa.
9. Tình hình xuất khẩu của VNM?
Xuất khẩu phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới, nên xuất khẩu bằng ngoại tệ ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm. Tôi đánh giá xuất khẩu những năm tới sẽ khó khăn, và VNM đang có những chiến lược thích ứng như gia công để tiết kiệm chi phí, từ đó giảm giá thành.
10. Tình hình trang trại mới ở Lào?
trang trại bò ở Lào đã đi vào hoạt động và đã bắt đầu vắt sữa. Năm 2023 sẽ bổ sung giai đoạn 1 thêm 7.000 con,
100 tấn sữa/ngày bằng. Tây Ninh, trên tổng 1 triệu lít sữa tươi/ngày của VNM thông qua tự sản xuất và liên kết với nông dân.
11. Chia sẻ về dự án bò thịt?
Dự án bò Thịt cùng với đối tác Nhật liên danh. 2 năm qua đã thí điểm với nhau về phương thức ăn uống, chăn nuôi. Mới thí nghiệm 20 lứa đầu thì khả quan, chất lượng thịt được người dùng đón nhận và đúng với tiêu chuẩn Nhật đề ra. Mảng này tuy lợi nhuận không lớn, nhưng có thể tận dụng được những nền tảng hiện có của VNM để tăng nguồn thu.
12. Vì sao LNTT của 2022 giảm 10% trong doanh thu chỉ giảm nhẹ 1,5%?
Năm 2022, tôi đánh giá là trong quá trình 47 năm hoạt động của VNM chưa bao giờ thấy giá cả NVL tăng cao như vậy, từ 37-50% do chiến tranh, lạm phát… Điều này ảnh hưởng đến VNM, và Công ty không thể chuyển hết điều này vào giá thành cho người dùng. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người dùng và chia sẻ khó khăn với người dùng, nên VNM chỉ tăng giá 3%. Do không đủ bù việc tăng giá NVL nên lợi nhuận giảm mạnh, tôi vẫn đánh giá bước đi này của VNM là đúng đắn.
13. VNM có kế hoạch M&A thời gian tới không?
VNM có tham khảo các dự án ở Indonesia, Mỹ. Nhưng xem xét thì có thể 2-3 năm tới chưa có kế hoạch M&A mới.
14. Giá cả NVL tăng cao ảnh hưởng thế nào đến hoạt động 2023?
Giá cả NVL hiện biến động rất nhanh và khôn lường, có lúc tăng có lúc giảm. Riêng năm 2023 VNM đã chốt giá NVL đến tháng 8. Về việc tích NVL thì VNM có quy tắc “3 tháng”, gồm: 1 tháng đi đường, 1 tháng trong sản xuất và 1 tháng tồn kho.
Với sự chuẩn bị như vậy cùng dự báo giá NVL có xu hướng giảm, thì kết quả kinh doanh sẽ tốt lên bắt đầu từ quý 2-3/2023 trở đi.
15. Môi trường canh tranh khiến thị phần giảm, Công ty có kế hoạch lấy lại thị phần không?
Năm 2022 tình hình khó khăn, thị phần giảm. Từ năm qua, chúng tôi thực thi chiến lược 5 năm tiếp theo, 2022 là năm khởi đầu, xác định quy mô, vấn đề cần cải thiện để bắt đầu thực hiện trong 2023. Tất cả khối từ sản xuất, kinh doanh, nội địa, xuất khẩu, nghiên cứu và phát triển, nhận sự. Theo đánh giá của tôi, tất cả kết quả khả quan và chúng ta có thể tin tưởng tương lai sắp tới của VNM.
16. Giá bán năm 2023 có tăng nữa không?
Giá bán chúng tôi dự kiến tăng 3-5% theo tỷ lệ lạm phát, nhưng chỉ chừng đó thôi không tăng được nữa. Như chúng ta đã thấy, hiện sức mua đang giảm, nếu tăng nữa thì ảnh hưởng rất nhiều đến sức mua.
17. Cổ đông ngoại đăng ký mua nhiều lần nhưng không thực hiện mua, VNM có thể chia sẻ về điều này?
Đại diện quỹ ngoại: Trước khi mua có đăng ký với Sở GDCK và UBCK, và khi mua cũng tuỳ thuộc vào tình hình thị trường. Và thời gian qua thì thị trường không thuận lợi.