01. Ngưỡng cửa nào để biết đời người có tốt hay không?
Trong cuộc đời, có người đạt được thành công sớm một cách dễ dàng, nhưng sau khi đạt đỉnh, mọi thứ lại dần dần xuống dốc.
Có những người phát triển muộn, lúc ban đầu dễ gặp hoàn cảnh không tốt nhưng sau thời gian dài tích lũy, họ có thể tiến lên và đuổi kịp những người phía trước.
Cũng có người cả đời chỉ sống rất bình thường, kiếm vừa đủ ăn, có thể coi là chẳng có thành tựu đáng kể nào.
Tại sao người ta thường nói: “Tuổi trẻ không lăn lộn, năm mươi mới biết khổ”?
Bởi vì ở vào giai đoạn đầu đời, chỉ khi đã trải qua sự chìm nổi của đời người, chúng ta mới có thể hiểu được những khó khăn của cuộc sống là gì. Để rồi tới ngưỡng tuổi 50, bước vào giai đoạn trung niên, bạn sẽ thấy số phận và hướng đi của bản thân đã hiển lộ rõ ràng. Tới thời điểm đó, dù có hối hận hay muốn thay đổi, nhiều người cũng “lực bất tòng tâm”.
Để rồi tới ngưỡng tuổi 50, bước vào giai đoạn trung niên, bạn sẽ thấy số phận và hướng đi của bản thân đã hiển lộ rõ ràng.
02. Tại sao 50 tuổi lại là một “bài kiểm tra” số mệnh?
Xét theo khía cạnh sức khỏe, kể từ tuổi 40, cơ thể đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu của sự lão hóa một cách rõ ràng. Còn khi chính thức buổi vào tuổi 50, con người ta đã đi qua dốc bên kia của cuộc đời.
Đây chính là cột mốc khiến bạn nhận ra, sức khỏe là tài sản đáng quý nhất của cuộc đời. Vì khi đó, phần lớn cuộc sống của mọi người đã bắt đầu giảm chất lượng đáng kể.
Rất nhiều người phải đối mặt với hàng loạt bệnh mãn tính, chẳng hạn như thiếu canxi nên dễ mắc các bệnh về xương khớp, thoái hóa; lối sống thiếu lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, gan phổi, dễ bị tai biến…
Ở thời điểm này, nếu dồn quá nhiều sức lực và tâm trí cho công việc hoặc bất cứ một điều gì đó, sức khỏe lại càng nhanh xuống dốc. Có nhiều người không qua khỏi được giai đoạn này nên người ta mới có câu “49 chưa qua, 53 đã tới”.
Cũng vì thế, nếu ai có thể vượt qua giai đoạn này trong sự bình yên, khỏe mạnh, họ chắc chắn là một người vô cùng may mắn.
Đây chính là cột mốc khiến bạn nhận ra, sức khỏe là tài sản đáng quý nhất của cuộc đời.
03. Muốn làm kiểm tra tốt, cần “ôn tập” kỹ càng
Quá trình “ôn tập” này cần diễn ra càng sớm càng tốt, để giúp cả cơ thể và tâm trí đều được chuẩn bị sẵn sàng, trước khi bước vào giai đoạn kiểm tra số mệnh quan trọng.
Đặc biệt, cần phải lường trước được 2 rủi ro sau đây trong bài thi:
Thứ nhất, rủi ro thất nghiệp, không thể kiếm tiền và rơi vào tình trạng tài chính kiệt quệ.
Trong xã hội ngày nay, nhiều người đã đánh đổi cuộc sống của mình để làm việc, thậm chí rút ngắn tuổi thọ để kiếm tiền. Tuy nhiên, “quy tắc trung niên” ở nơi làm việc rất thực tế.
Khi bạn bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, dù năng lực tốt đến đâu, kinh nghiệm dày dặn đến mấy, bạn vẫn trở nên “kém hấp dẫn” hơn so với thế hệ trẻ, trừ khi bạn ở vị trí người lãnh đạo. Người trẻ luôn mang trong mình nguồn năng lượng tươi mới, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi.
Do đó, khi nhà quản lý muốn “thay máu” nhân sự, những người ở tuổi trung niên sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, mất đi nguồn thu nhập chính.
Khi bạn bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, dù năng lực tốt đến đâu, kinh nghiệm dày dặn đến mấy, bạn vẫn trở nên “kém hấp dẫn” hơn so với thế hệ trẻ, trừ khi bạn ở vị trí người lãnh đạo.
Thứ hai, áp lực “không dám đổ bệnh” vì chi phí y tế không hề rẻ.
Theo quan điểm y học, ai cũng cần phải đối mặt với nguy cơ “khủng hoảng sức khỏe”, đặc biệt là lứa tuổi trung niên. Họ sẽ thường xuyên gặp các vấn đề về thể chất và khủng hoảng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng. Do các chức năng cơ thể con người ngày càng kém đi nên nhìn chung sức khỏe cũng phát triển theo chiều hướng tiêu cực.
Tuy nhiên, nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng về thể chất thì người trung niên có thể tiết kiệm được một số tiền. Có câu “Rừng xanh vẫn còn, lo gì không có củi đốt” là vì vậy, chăm sóc cơ thể tốt là chìa khóa để trở nên giàu có và may mắn.
Kết luận
Có thể thấy, đường hướng tương lai của người trung niên sẽ ảnh hưởng bởi những rủi ro về tài chính và sức khỏe kể trên nhìn chung. Đặc biệt là hai nhân tố tài chính và sức khỏe – những nền tảng quyết định chất lượng cuộc sống.
Do đó, số phận của một người có thật sự “tốt” hay không phụ thuộc vào chính họ. Bất kể khi nào, tất cả chúng ta đều cần “ổn định và tiến lên”. Hãy ngưng làm những việc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn về lâu dài.
Nếu bạn có thể, hãy bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn, chuẩn bị tài chính cho tương lai.
Cuối cùng, nếu bạn không thể giàu có, chúc bạn bình an và tuổi già. Nếu bạn không thể ổn định, chúc bạn hạnh phúc. Thăng trầm là thực tế của cuộc sống và sinh-lão-bệnh-tử là lẽ thường tình. Hãy để nó trôi qua, vậy là đủ.
*Theo: Toutian