Quả táo gai còn được biết đến là sơn trà. Loại quả này có vị chua và ngọt nhẹ, thường mọc trên núi. Ở Việt Nam, táo gai được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc.
Dẫu có kích thước nhỏ, song loại quả này có hàm lượng calo lớn và chứa nhiều carotene, canxi, carbohydrate, axit maslinic, pectin… Hàm lượng vitamin trong táo gai cực cao, chỉ đứng sau quả chà là đỏ và quả kiwi, ngoài ra hàm lượng caroten và canxi cao hơn. Chính vì thế, việc sử dụng loại quả này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng.
Phòng chống ung thư
Polyphenol – 1 hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong loại quả này cũng có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư. Các chất chống oxy hóa trong hỗ trợ táo gai giúp ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể.
Ngoài ra, táo gai có chứa vitexin – một hợp chất có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư. Đặc biệt, táo gai tốt cho đường tiêu hóa và hệ sinh sản nữ, đồng thời là công cụ chống ung thư dạ dày và ung thư vú hiệu quả.
Giảm cholesterol trong máu
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong chiết xuất quả sơn trà có chứa hàm lượng flavonoid và pectin phong phú, giúp cải thiện hàm lượng cholesterol trong máu. Điều này là do pectin (chất xơ hòa tan) đã tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu.
Lượng cholesterol xấu trong máu cao có thể hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch, lâu dần có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến tình trạng đau tim hoặc đột quỵ.
Trong một nghiên cứu trên chuột cho thấy, những con chuột được uống hai liều chiết xuất quả sơn trà có lượng cholesterol toàn phần và LDL (xấu) thấp hơn. Đồng thời, mức triglyceride trong gan của những con chuột này cũng thấp hơn 28 – 47% so với những con chuột không sử dụng chiết xuất quả sơn trà.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu kéo dài 6 tháng trên 64 người bị xơ vữa động mạch cho thấy rằng việc uống chiết xuất quả sơn trà với liều 5mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể có thể làm giảm đáng kể độ dày của mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trên người để đánh giá tác động của chiết xuất quả sơn trà đối với hàm lượng cholesterol trong máu.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Quả sơn tra có hàm lượng axit phenolic và flavonoid cao, giúp ức chế α-glucosidase và α-amylase trong quá trình chuyển hóa carbohydrate. Điều này hữu ích trong việc quản lý lượng đường trong máu, có lợi cho việc điều trị bệnh tiểu đường.
Chống lão hóa
Quả táo gai có thể giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da sớm do sự suy giảm collagen khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím quá nhiều.
Một nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy hỗn hợp chiết xuất từ quả sơn trà có thể ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa bằng cách ức chế sự hình thành nếp nhăn và tăng độ ẩm cho da
Công dụng này có thể đến từ hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú trong quả táo gai.
Ổn định huyết áp
Táo gai cũng được dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp. Loại quả này chứa một số khoáng chất, protein và các nguyên tố vi lượng… có tác dụng tương đối tốt trong việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, nó có chứa một lượng flavonoid dồi dào, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, bệnh tim mạch, cải thiện mao mạch, giảm tình trạng huyết áp cao, ổn định nhịp tim, rất tốt cho sức khỏe của con người.
Thúc đẩy tiêu hóa thức ăn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng enzyme lipase có trong táo gai có tác dụng tiêu hóa tốt đối với các loại thực phẩm béo và thúc đẩy hiệu quả việc tiết dịch dạ dày trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện đáng kể khả năng tiêu hóa.
Lưu ý khi sử dụng táo gai
1. Không ăn khi bụng đói
Táo gai chứa nhiều axit hữu cơ, axit trái cây, axit maslinic, axit xitric,… Ăn lúc đói sẽ khiến axit trong dạ dày tăng cao, gây kích thích bất lợi cho niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày bị đầy và axit pantothenic, ăn khi bụng đói sẽ làm tăng cảm giác đói và làm trầm trọng thêm cơn đau dạ dày ban đầu.
2. Phụ nữ có thai nên dùng thận trọng
Mặc dù táo gai có tính axit và có thể thúc đẩy sự thèm ăn của phụ nữ mang thai, nhưng táo gai còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ.
3. Không thể ăn với hải sản
Các loại thực phẩm hải sản như hải sâm, cá hải sản, cua, tôm… rất giàu canxi và protein, trong khi táo gai có nhiều axit tannic hơn, nếu ăn hai thứ này cùng nhau thì dinh dưỡng của protein sẽ bị giảm đi.
Sự kết hợp của sắt trong hải sản và axit tannic trong táo gai sẽ tạo thành chất lắng cặn khó tiêu hóa và hấp thụ, dẫn đến cơ thể khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt và các triệu chứng khác.
Tổng hợp
Nguồn tin: https://cafef.vn/1-loai-qua-chua-ngot-co-ban-o-cho-viet-tot-ngang-nhan-sam-to-yen-vua-ha-duong-huyet-vua-cham-gia-hieu-qua-188240327202954478.chn