Đối với bệnh nhân gút, có 2 cách chính để giảm axit uric, đó là thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric hoặc giảm sản xuất axit uric.
Trên thực tế, nguồn axit uric chủ yếu là nội sinh, tức là do chính cơ thể con người sản xuất ra, chiếm khoảng 80%, trong khi axit uric từ nguồn thực phẩm là khoảng 20%. Vì vậy một số bệnh nhân gút kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống, ăn kiêng nhưng axit uric vẫn không thể kiểm soát được.
Thực phẩm có hàm lượng axit uric tương đối cao chủ yếu là các loại thịt như nội tạng động vật, hải sản, rượu…
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhất định trong việc hạ axit uric. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không phải loại rau củ nào cũng có hàm lượng purine thấp – như đậu lăng, măng tây, rong biển, giá đỗ… người bệnh gút cần kiểm soát việc ăn các loại thực phẩm này.
Để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric, bạn nên tăng cường lượng nước uống hàng ngày một cách hợp lý, ưu tiên nước đun sôi. Đặc biệt không dùng đồ uống ngọt thay thế nước đun sôi, vì hàm lượng fructose cao trong những thức uống này cũng có thể làm tăng sản xuất axit uric.
Đối với người lớn bình thường, lượng nước đun sôi uống vào hàng ngày không ít hơn 2.000ml. Để giảm tần suất đi tiểu, bạn có thể uống một lượng nhỏ nước nhiều lần, lượng nước uống mỗi lần có thể được kiểm soát trong vòng 100ml. Đối với những bệnh nhân bị suy tim, bệnh thận cũng cần chú ý kiểm soát lượng nước uống.
Để giảm axit uric tốt hơn, bạn cũng cần lưu ý không thức khuya, bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu và tập thể dục phù hợp. Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó làm tăng lượng máu cung cấp cho thận, đảm bảo thận có thể bài tiết axit uric tốt hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập thể dục quá sức không phù hợp với bệnh nhân tăng axit uric máu, nếu không có thể gây ra bệnh gút. Giữ thể trạng tốt cũng giúp kiểm soát axit uric.