Hạ đường huyết là tình trạng cấp cứu, có thể diễn biến nhanh chóng dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong. Do đó, ngay khi gặp các dấu hiệu, người bệnh cần xử lý kịp thời. Người bệnh có thể xử lý tình trạng tại nhà trong điều kiện bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.
TS.BS Nguyễn Quang Bảy – Trưởng Khoa Nội tiết Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Nếu bị hạ đường huyết nhẹ như thấy đói, cồn cào, run chân tay…, bệnh nhân đái tháo đường nên đo ngay đường huyết mao mạch, nếu
Nếu bị hạ đường huyết nặng với các biểu hiện rối loạn ý thức, lơ mơ, hôn mê… thì người nhà cần đưa ngay vào cơ sở y tế gần nhất. Hãy nói với nhân viên y tế ở đó là bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường và có thể đang bị hôn mê hạ đường huyết nặng. Nếu được truyền Glucose ưu trương (10 – 30%) thì đại đa số bệnh nhân sẽ tỉnh lại sớm.
Nếu bị hôn mê do hạ đường huyết kéo dài (có thể trên 6 – 8h) mà không được cấp cứu bằng truyền Glucose thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị co giật hoặc chết não. Nguyên nhân là não là cơ quan chỉ sử dụng nguồn năng lượng Glucose nên khi Glucose máu quá thấp thì nó sẽ bị chết trước các cơ quan khác. Vì vậy với bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng thì thời gian rất quý.
Khi đi cấp cứu, bệnh nhân đái tháo đường và người nhà phải mang theo các thuốc hoặc đơn thuốc đang dùng vì đó là cơ sở để chúng tôi biết nguyên nhân gây hạ đường huyết là loại thuốc gì, dự kiến hạ đường huyết sẽ kéo dài bao lâu, và cả các bệnh đi kèm nhất là suy thận… để có hướng cấp cứu phù hợp, và sẽ điều chỉnh lại các phác đồ điều trị khi ra viện để tránh tái phát hạ đường huyết.
Để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết, trước hết, bệnh nhân đái tháo đường nên kiểm tra mức độ đường huyết của mình theo chỉ dẫn bác sĩ. Đồng thời, phải tuân thủ đúng liều lượng, đúng thời điểm tiêm insulin nhằm tránh bị mất cân bằng lượng glucose và insulin trong cơ thể.