Bác sĩ Nayini cho biết, đau dây thần kinh hông khi mang thai được cho là do em bé đang phát triển đè lên dây thần kinh. Dây thần kinh hông chạy từ tử cung đến chân và khi xuất hiện những cơn đau dữ dội, định kỳ có thể lan xuống khắp chân của các bà mẹ bầu.
Bên cạnh đó, dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, cung cấp chức năng cảm giác và vận động cho các chi dưới. Dây thần kinh này cung cấp cảm giác cho mặt sau của đùi, cẳng chân và lòng bàn chân.
Theo bác sĩ Nayini, phần lớn những người bị đau thần kinh tọa cấp tính có tiên lượng tốt, tuy nhiên sau một hoặc hai năm, sẽ có từ 20 – 30% số người sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến đau dây thần kinh tọa và nó trở nên khó kiểm soát hơn.
Ứng phó với cơn đau thần kinh tọa
Mọi người đều có thể bị đau ở một vùng trên cơ thể và ngứa ran ở vùng khác. Cơn đau này dao động từ nhẹ đến dữ dội. Bác sĩ Nayini liệt kê một số biện pháp kiểm soát cơn đau thần kinh tọa mà mọi người nên tuân theo, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai.
1. Cách đơn giản nhất để giảm đau dây thần kinh tọa khi mang thai là nằm nghiêng để giảm áp lực lên dây thần kinh.
2. Một điều nữa mà bạn nên lưu ý là tránh nâng vật nặng và hạn chế đứng lâu trong thời gian dài.
3. Nếu bạn cảm thấy áp lực khi đứng, hãy thử nâng một chân lên và đặt nó lên một bề mặt. Theo Tạp chí Y học Gia đình và Chăm sóc Ban đầu (IFMPC), việc giãn cơ, kiểm soát phạm vi chuyển động và chú ý đến tư thế cơ thể là điều cần thiết.
4. Bơi lội cũng có thể làm giảm bớt sự khó chịu từ các cơn đau thần kinh tọa. Bơi lội cũng có thể giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt và giảm viêm ở vùng cơ thể bị ảnh hưởng.
5. Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị ảnh hưởng có thể giúp bạn giảm đau. Nhiệt sẽ làm dịu các cơ đang căng thẳng. Mặt khác, chườm túi lạnh lên xương chậu phía sau và lưng dưới cũng có thể mang lại nhiều lợi ích.
Lưu ý
Bác sĩ Nayini nhấn mạnh rằng, nếu bệnh nhân bị đau dữ dội, họ sẽ được chuyển đến bác sĩ chỉnh hình và vật lý trị liệu. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục ngay cả sau khi sử dụng vật lý trị liệu, thì bạn nên chụp cộng hưởng từ MRI. Việc này là để kiểm tra tình trạng chèn ép dây thần kinh.
Hơn nữa, nếu vấn đề vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi sinh con, việc tiêm steroid (tiêm vào trong khớp, cơ và các mô mềm khác thường dùng để điều trị viêm khớp hoặc chấn thương tại những vị trí nhất định trên cơ thể) có thể được xem xét để điều trị đối với từng trường hợp cụ thể.
Trong trường hợp dây thần kinh bị chèn ép đáng kể, có thể cần thực hiện một cuộc phẫu thuật nhỏ để giảm bớt lực chèn ép này. Tuy nhiên, việc cần làm khi gặp tình trạng đau dây thần kinh tọa ở thể nặng là bạn cần xin ý kiến và tư vấn ngay từ đội ngũ y tế.