Dậy sớm và uống nhiều nước
Khi thức dậy vào buổi sáng, người có axit uric cao nên uống nhiều nước để bổ sung kịp thời, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy bài tiết nước tiểu. Từ đó, làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể, tránh gây ra bệnh gút.
Đồng thời, để giảm axit uric nhanh hơn, người bệnh cũng có thể uống một số loại trà có tác dụng giảm axit uric, từ đó làm giảm axit uric và giảm bớt vấn đề về bệnh gút.
Ăn sáng nhẹ nhàng
Axit uric cao chủ yếu là do ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao. Do đó, người bệnh cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng purin cao như hải sản, nội tạng động vật… Nên duy trì chế độ ăn nhẹ và ăn nhiều rau, trái cây tươi để cải thiện tình trạng bệnh.
Khả năng miễn dịch, đặc biệt là khi dậy sớm là do đường tiêu hóa còn tương đối yếu nên người bệnh cần chú ý hơn đến việc ăn uống điều độ, nhẹ nhàng.
Không uống rượu vào buổi sáng
Rượu chứa một lượng lớn chất purin, uống rượu thường xuyên có thể gây rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, gây gánh nặng cho thận của người bệnh.
Từ đó ức chế quá trình đào thải axit uric, khiến axit uric trong cơ thể người bệnh không ngừng tăng cao. Do đó, không uống rượu, đặc biệt vào buổi sáng sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric.