Tăng cân mất kiểm soát
Khi cơ thể tăng cân sẽ tạo ra nhiều tế bào hơn, dẫn đến tăng sản xuất axit uric. Ngoài ra, thận có thể gặp khó khăn hơn trong việc bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến lượng axit uric tích tụ trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản… sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh gút. Đồng thời, một lượng lớn rượu bia đi vào cơ thể cũng làm giảm khả năng đào thải axit uric trong thận. Ngoài ra, rau củ chứa nhiều chất xơ nhưng có một số loại chứa nhiều purin không nên ăn thường xuyên như cải bắp, măng tây, nấm, đậu hà lan…
Điều kiện y tế
Khả năng mắc bệnh gút sẽ tăng lên khi cơ thể gặp một số tình trạng sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, bệnh thận… Điều này có thể làm tổn thương thận, khiến thận khó bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể.
Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc được dùng để hạ huyết áp, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chống lao… có thể làm tăng nồng độ axit uric, gây nguy cơ mắc bệnh gút.
Phẫu thuật hoặc cơ thể bị chấn thương
Một cuộc phẫu thuật, chấn thương có thể gây ra bệnh gút. Bởi phẫu thuật có thể gây tổn thương mô, dẫn đến giải phóng các purin. Trong khi đó, purin là chất được chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh gút.