Tiến sĩ, bác sĩ Bernard Hsu là một chuyên gia y tế người người Mỹ gốc Hoa. Không chỉ có nhiều kinh nghiệm trong chữa bệnh lâm sàng, ông còn sở hữu 1 kênh YouTube với tên Chubbyemu với hơn 2,6 triệu người đăng ký.
Bệnh nhân là nam sinh viên đại học 21 tuổi, thường có thói quen uống cà phê. Vào đêm trước khi diễn ra kỳ thi quan trọng, anh nhận ra có rất nhiều kiến thức còn chưa học xong nên quyết định thức khuya. Để giữ cho mình tỉnh táo và tạo động lực học tập hiệu quả hơn, anh pha sẵn một bình cà phê để uống.
Tại đây, ông thường chia sẻ những ca bệnh đặc biệt và cập nhập kiến thức sức khỏe cho mọi người. Gần đây, câu chuyện về 1 nam sinh 21 tuổi ngừng tim tới 6 lần sau khi uống quá nhiều cà phê trên kênh của ông đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Đến khoảng nửa đêm, bình cà phê đã hết nhưng anh vẫn chưa học được bao nhiêu, lại cảm thấy vô cùng buồn ngủ. Không nghĩ ngợi gì nhiều, anh lập tức đứng dậy đi pha thêm 1 bình cà phê lớn. Lần này, anh pha đặc hơn để chống lại cơn buồn ngủ, hơn nữa anh cho rằng cà phê càng đặc thì càng giúp tập trung, tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Cứ như vậy, nam sinh viên pha hết bình cà phê này tới cốc cà phê khác. Nhưng không hiểu sao, càng về sau anh ta càng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thay vì tỉnh táo. Đến gần 1 giờ sáng, anh bắt đầu thấy óc quay cuồng, run tay, toát mồ hôi mà tức ngực, tim đập nhanh bất thường. Đứng lên để đi vệ sinh thì cảm thấy đau bắp chân, nước tiểu có màu đậm như cà phê. Không thể chịu nổi nữa, anh lên giường nằm nghỉ ngơi.
Thật không ngờ, ngay sau đó anh lên cơn co giật và bất tỉnh. May mắn là mẹ của anh phát hiện kịp thời và vội vã gọi xe cấp cứu.
Uống quá nhiều cà phê có thể gây nguy hiểm tính mạng
Theo lời kể của Tiến sĩ Bernard, trong quá trình di chuyển tới bệnh viện anh đã bị ngừng tim 1 lần. Sau khi được cấp cứu thành công thì đến được phòng cấp cứu của bệnh viện anh lại tiếp tục mất nhịp tim. Các bác sĩ trực phòng cấp cứu nhanh chóng điều trị và bệnh nhân đã tỉnh lại trong khoảng vài phút.
Nhưng chưa kịp mừng thì nam sinh lại rơi vào trạng thái hôn mê, nhịp tim gần như biến mất. Dù được các nhân viên y tế túc trực cấp cứu liên tục với đủ loại thiết bị hiện đại nhất nhưng bệnh nhân vẫn trải qua tổng cộng 6 lần ngừng tim mới có thể giữ được tính mạng.
Hơn nữa, Tiến sĩ Bernard nhận ra trái tim của anh ta không thể đập bình thường mà rung lắc bất thường. Dẫn tới mất chức năng bơm máu, máu không cung cấp được lên não, có các biểu hiện động kinh khó kiểm soát. Đồng thời, bệnh nhân cũng bị suy thận nặng gây tiêu cơ vân. Đó là lý do nước tiểu của anh ta có màu nâu đậm.
Cụ thể, protein bị hòa tan làm nước tiểu đổi màu và đặc hơn chứ không phải là do cà phê không thể hấp thụ, bị đào thải ra ngoài như nhiều người hiểu lầm. Điều này cũng giải thích cho những cơn đau đớn ở các vùng tập trung nhiều cơ, tiêu biểu là bắp chân của bệnh nhân.
May mắn là sau rất nhiều nỗ lực, bệnh nhân đã giữ được mạng sống và tiếp tục được điều trị tích cực. Trong quá trình dần bình phục, anh ta bộc bạch rằng mình uống khoảng 7,6 lít cà phê chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Tiến sĩ Bernard cũng chia sẻ rằng, mặc dù đã kết luận được rằng bệnh nhân ngừng tim, suy đa tạng do dung nạp quá nhiều caffeine, thừa nước nhưng khi chính tai nghe lượng cà phê anh ta uống trong thời gian ngắn như vậy vẫn khiến ông bất ngờ.
Tiến sĩ Bernard cũng nhắc nhở, sử dụng caffeine ở mức độ thấp và vừa phải nhìn chung không dẫn đến các triệu chứng đáng lo ngại về sức khỏe. Thậm chí có thể mang đến một số lợi ích sức khỏe như: giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, hỗ trợ điều trị đau nửa đầu, tăng sự tỉnh táo và nhạy bén của đầu óc, giảm triệu chứng trầm cảm, giảm nguy cơ mất trí nhớ…
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức có thể dẫn đến ngộ độc caffeine. Ở mức độ nhẹ có thể gây ra bồn chồn, lo lắng, phấn khích, da mặt đỏ, mất ngủ, tiểu nhiều, bụng dạ cồn cao… Những trường hợp nặng thì có thể gây ra nhịp tim bất thường, thậm chí là suy tim hay ngừng tim, thiếu máu não, co giật, tổn thương thận cấp tính, tiêu cơ vân, suy đa tạng… dẫn tới tử vong.
Ông cũng chia sẻ thêm rằng định nghĩa về sử dụng quá mức hay quá liều caffeine là khá trừu tượng. Bởi lượng tiêu thụ, ngưỡng có thể chịu đựng caffeine ở mỗi người có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chưa cần lạm dụng hay quá liều thì uống nhiều hoặc uống caffein bừa bãi, sai thời điểm đã có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, ông khuyến cáo 1 người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ tối đa 400mg caffeine mỗi ngày, tức là khoảng 4 tách cà phê cỡ trung bình.
Nguồn và ảnh: Topick, Eat This, Daily Mail