Chủ nhật, 28/01/2024 17:00 (GMT+7)
–Một nghiên cứu thí điểm năm 2015 cho thấy việc cho thêm một vài giọt chanh vào nước uống mỗi ngày giúp làm giảm lượng axit uric. Một nghiên cứu trên người và động vật vào năm 2017 cũng cho ra kết quả tương tự
Người bị bệnh gút có được ăn chanh không?
Người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh, tương tự với nhiều loại trái cây ít purine (chất có mối liên quan trực tiếp đến tình trạng bệnh gút).
Chanh cũng có hàm lượng fructose thấp, có lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh gút vì lượng fructose cao cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric.
Uống nước chanh có làm giảm lượng axit uric không?
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2015 trên 75 người mắc bệnh gút, có nồng độ axit uric cao hoặc mắc một số dạng viêm khớp khác. Mỗi người tham gia nghiên cứu được cho uống nước ép của 2 quả chanh tươi pha với 2 lít nước uống mỗi ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước chanh trong 6 tuần giúp làm giảm nồng độ axit uric ở tất cả các nhóm bệnh nhân này.
Mặc dù nước chanh có tính axit nhưng khi được đưa vào cơ thể, nước chanh có thể kích thích giải phóng canxi cacbonat từ tuyến tụy, một phần của hệ tiêu hóa. Canxi cacbonat là một chất có tính kiềm có tác dụng trung hòa axit, trong đó có axit uric.
Nước chanh có tác dụng làm giảm viêm không?
Câu trả lời là có, ở một mức độ nhất định.
Bệnh gút là một dạng viêm khớp, gây đau quanh khớp khi mắc bệnh. Vì vậy, những loại thực phẩm có ít purine và chứa chất chống viêm là những thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh gút.
Các loại trái cây có múi, bao gồm chanh, bưởi, cam,… nằm trong số những thực phẩm có chứa chất chống viêm. Những loại trái cây này có chứa flavonoid – một loại chất chống oxy hóa có thể chống viêm.
Những rủi ro
Mặc dù nước chanh có nhiều lợi ích nhưng cũng mang lại không ít những rủi ro. Bao gồm:
Có hại cho răng: Độ pH của nước chanh có thể thấp tới 2. Nước chanh có tính axit rất cao, theo thời gian, uống nhiều đồ uống có tính pH cao có thể làm mòn men răng.
Loét miệng: Ở một số người, thực phẩm có tính axit cao như chanh có thể gây nên hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng loét miệng.
Vấn đề về đường tiêu hóa: Với một số người, uống nước chanh không pha loãng có thể dẫn đến buồn nôn, ợ chua hoặc trào ngược axit dạ dày.
Những rủi ro sau có thể tránh khỏi bằng cách pha loãng nước chanh với nước, súc miệng sau khi uống nước chanh. Bên cạnh đó, uống nước chanh bằng ống hút có thể giúp ngăn ngừa xói mòn men răng.