Cây sói rừng, còn gọi là cửu tiết trà, tiếp cốt mộc, cửu tiết phong… có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb.), mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta, đặc biệt là ven núi, nơi có độ ẩm cao như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng…
Theo dược học cổ truyền, cây sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng rộng rãi trong dân gian với công dụng thải trừ độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch, thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gout).
Lá sói rừng có tác dụng trừ độc, tiêu viêm, giúp đào thải các độc tố trong máu rất hiệu quả, nhất là axit uric – nguyên nhân gây nên bệnh gout.
Cách sử dụng cây sói rừng giúp giảm axit uric như sau:
Chuẩn bị khoảng 40gram lá sói rừng khô, thái nhỏ. Hãm dược liệu với rượu ấm để uống. Mỗi ngày dùng 1 ly khoảng 40ml sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, có thể dùng rượu lá sói rừng để xoa bóp nhằm giảm đau nhức các khớp.
Ăn uống bất hợp lý là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng hàm lượng acxit uric trong máu và dẫn tới bệnh gout. Chính vì thế, khi muốn hạ nồng độ axit uric xuống thấp thì cần phải bắt buộc điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Cụ thể người bệnh cần kết hợp:
– Tăng cường ăn nhiều rau xanh, nhất là rau màu xanh đậm, các loại củ quả và trái cây. Bởi đây là thực phẩm giúp bổ sung chất xơ và chất chống ôxy hóa cao, qua đó giúp hấp thụ bớt acid uric, đồng thời tăng cường chức năng đào thải acid uric ra ngoài.
– Kiêng ăn các loại hải sản, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt lợn, thịt ngựa…), nội tạng động vật, da và mỡ động vật, nấm, các loại măng, sữa béo nguyên chất… bởi chúng cực kỳ giàu nhân purin khiến cho cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn.