Đường huyết tăng cao khi cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin. Hormone này có vai trò quan trọng trong việc cân bằng nồng độ glucose trong máu thông qua việc ức chế sản xuất glucose ở gan.
Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ giải phóng adrenaline và cortisol vào máu và làm nhịp hô hấp tăng lên. Loại hormone này sẽ tạo năng lượng cho cơ thể, giúp phản ứng lại với stress. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin. Ngoài ra, có thể sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu, lâu dài dẫn đến bệnh tiểu đường.
Căng thẳng liên tục cũng có thể khiến cơ thể suy sụp về tinh thần và thể chất. Điều này gây ra tình trạng cáu gắt, bồn chồn hoặc lo lắng, khó ngủ, rối loạn cảm xúc, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm… Đồng thời gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát chỉ số đường huyết trong cơ thể.
Hormone cortisol có chức năng chuyển hóa chất béo và carbohydrate. Do đó, khi bị căng thẳng, cơ thể thường có xu hướng ăn uống mất kiểm soát, tiêu thụ nhiều đồ ngọt, sử dụng rượu bia… Điều này khiến cơ thể tăng cân cũng như làm tăng lượng đường glucose trong máu.
Để giảm căng thẳng, bạn có thể tăng cường tập hoạt động thể chất, nghe nhạc, nhai kẹo cao su, giảm lượng caffein tiêu thụ, viết nhật kí, thiền, đọc sách…
Đối với những người có lượng đường trong máu cao hay mắc bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, tập thể dục… Bên cạnh đó, nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên và tham khảo ý kiến của bác sĩ.