Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng.
Bưởi có tác dụng hạ đường huyết vì nó chứa nhiều loại chất phytochemical, và chất này cũng có trong vỏ bưởi. Vỏ bưởi có 3 dưỡng chất chính:
Sắc tố tự nhiên:
Các sắc tố trong vỏ bưởi bao gồm carotenoid tan trong chất béo và sắc tố màu vàng tan trong nước flavonoid.
Thành phần chính của sắc tố hòa tan trong nước là naringin, một loại polyphenol có trong vỏ bưởi, có tác dụng chống oxy hóa và hạ đường huyết.
Chất xơ:
Vỏ bưởi rất giàu chất xơ, trong đó chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng cải thiện nhu động ruột và hạ đường huyết.
Pectin:
Pectin từ vỏ bưởi là một polysaccharide phức hợp chuỗi polymer tuyến tính có tác dụng làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp, giảm tổn thương thành động mạch, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu.
Thực tế, vỏ bưởi chứa các flavonoid như naringin và rutin, những chất này có hoạt tính chống oxy hóa, có thể làm giảm độ nhớt của máu, giảm sự hình thành huyết khối và có tác dụng phòng ngừa tốt các bệnh tim mạch, mạch máu não như huyết khối não, đột quỵ.
Khi bị đái tháo đường tuýp II, vỏ và ruột bưởi giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Có thể ăn nửa trái bưởi/ngày và uống thêm nước hãm từ vỏ bưởi. Nấu sôi hỗn hợp vỏ bưởi tươi cắt nhỏ và nước để hãm trong nửa giờ. Sau đó lược sạch để uống từ 2 – 3 lần/ngày khoảng 15 phút trước bữa ăn (khoảng 2 muỗng canh).