Vụ việc này diễn ra tại một ngôi làng miền núi nhỏ ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Theo Sohu, vào cuối những năm 1990, một lão nông họ Trương khi đang đào giếng trong vườn rau của mình thì xảy ra chuyện lạ. Lúc đó, chiếc cuốc của ông va vào một vật cứng và phát ra âm thanh chói tai. Tò mò, ông cụ nhanh chóng kiểm tra chỗ đất vừa đào và phát hiện một vật cứng có hình tròn, màu tựa như vàng khối.
Nghi ngờ có kho báu trong lòng đất, ông Trương vội lấy cuốc đào tiếp chỗ đất trên và phát hiện ra những miếng vàng tương tự. Đào xong, ông cụ gom chúng lại rồi đem đi rửa sạch. Sau khi loại bỏ những lớp đất bám xung quanh, những miếng vàng hình tròn này trở nên sáng bóng và phát ra ánh sáng vàng rực rỡ.
Để chắc chắn, ông Trương bèn thử cắn vào thứ mình đào được thì thấy kết cấu và độ cứng của chúng giống hệt vàng. Biết mình sắp đổi đời, ông cụ lấy lại bình tĩnh rồi bắt đầu đếm số vàng mình đào được. Tổng cộng có 108 miếng vàng với khối lượng hơn 120 kg.
Biết mình vừa đào được kho báu, ông Trương vôi đem số vàng này đến ngân hàng bán lấy tiền sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với người nhà. Tuy nhiên, khi thấy số vàng mà 2 cha con ông Trương đem ra giao dịch, nhân viên ngân hàng lập tức cảm thấy có gì đó không ổn nên đã nhanh chóng báo sự việc cho cho Cục Di sản Văn hóa Trung Quốc.
Các chuyên gia của cục di sản vội vã đến ngân hàng và ngay lập tức xem xét những miếng vàng trên. Sau quá trình thẩm định, các chuyên gia cho rằng chúng có thể thuộc sở hữu của Vương Mãng – một quyền thần nhà Hán, người về sau trở thành vị Hoàng đế duy nhất của nhà Tân, làm gián đoạn giai đoạn nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Sau khi nhà Tây Hán suy tàn hoàn toàn, Vương Mãng lập nên một triều đại mới và lên ngôi hoàng đế. Điều này giúp vị vua này được thừa kế kho vàng mà nhà Hán trước đó đã tích lũy qua nhiều thế hệ. Vốn là người yêu thích vàng, sau này ông đã ra lệnh tịch thu vàng tư nhân và ban hành sắc lệnh yêu cầu những người dưới quyền các hoàng tử không được giữ vàng. Điều này cũng khiến tất cả vàng trên cả nước đều đổ dồn về tay vị vua này. Số vàng tìm được chỉ là số ít trong khối tài sản khổng lồ mà vị Vua này từng nắm giữ.
Dưới sự thuyết phục của Cục Di sản Văn hóa, cha con ông Trương không còn cách nào khác là bàn giao lại số vàng trên cho nhà nước Trung Quốc để phục vụ cho việc nghiên cứu và bảo tồn di vật lịch sử. Ghi nhận công lao của 2 cha con ông Trương, Cục Di tích Văn hóa Trung Quốc đã trao tặng giấy khen cùng 500 NDT tiền mặt cho cha con ông. Điều này cũng khuyến khích những người dân đào được cổ vật giao nộp lại cho nhà nước.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, mọi di tích văn hóa còn sót lại trong lòng đất, nội thủy và lãnh hải ở nước này đều thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Vì vậy, khi người dân vô tình phát hiện ra chúng, thay vì giữ làm của riêng, hãy báo cáo các chuyên gia, các cấp hay ban ngành liên quan để giúp xác định rõ nguồn gốc và bảo tồn những món đồ đó.
Đóng góp này của các công nhân nói trên vô cùng có ý nghĩa đối với cộng đồng khảo cổ Trung Quốc nói riêng và văn hóa – lịch sử Trung Quốc nói chung, góp phần lưu giữ và bảo tồn được giá trị của chứng tích văn hóa cổ xưa.
Nguồn tin: https://genk.vn/lao-nong-dem-102-kg-vang-di-ban-giao-dich-vien-lap-tuc-bao-chuyen-gia-20240111092431117.chn