Đốt cháy lượng đường trong máu
Việc rèn luyện sức mạnh thông qua nâng tạ chủ yếu dựa vào hệ thống trao đổi chất glycolytic (một trong những con đường chuyển hóa quan trọng của cơ thể) hoặc sử dụng đường glucose của cơ thể để lấy năng lượng.
Một khi lượng glycogen (chất dự trữ năng lượng) cơ bắp dự trữ cạn kiệt, cơ thể sẽ sử dụng thêm glycogen từ gan và từ máu. Điều này giúp trực tiếp làm giảm lượng đường trong máu cũng như làm cạn kiệt lượng glycogen trong cơ và gan.
Cải thiện việc lưu trữ glucose
Khi tập luyện cơ bắp có khả năng dự trữ đường huyết dưới dạng glycogen cao hơn và giúp hạ đường huyết. Điều đó có nghĩa là lượng đường trong máu giảm và quản lý glucose dễ dàng hơn.
Đốt calo
Theo Nick Occhipinti, nhà sinh lý học ở New Jersey (Mỹ), ở những người thừa cân, giảm 5-10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng. Ngoài việc đốt cháy calo trong quá trình tập luyện, nâng tạ còn thúc đẩy quá trình giảm mỡ bằng cách tăng khối lượng cơ.
Cơ bắp là một trong số ít các mô hoạt động trao đổi chất trong cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi chúng ta ngồi làm việc hay nghỉ ngơi thì cơ bắp trên cơ thể chúng ta vẫn có thể đốt cháy calo.
Giảm mỡ bụng
Mỡ bụng còn được gọi là mỡ nội tạng vì xuất hiện xung quanh các cơ quan nội tạng của cơ thể, làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin và làm phức tạp việc quản lý lượng đường trong máu.
Ngoài việc lưu trữ năng lượng, các tế bào mỡ nội tạng còn sản xuất ra các hormone ngăn cản cơ thể sử dụng insulin.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện cường độ cao, khi kết hợp với rèn luyện sức bền vừa phải và chế độ ăn kiêng sẽ có hiệu quả trong việc giảm mức mỡ nội tạng ở những người mắc hội chứng chuyển hóa (còn gọi là hội chứng kháng insulin).