1. Giấm táo
Trong táo có chứa nhiều axit malic, thành phần này giúp đưa mức axit uric xuống mức bình thường. Nên thêm 1-3 muỗng cà phê giấm táo vào khoảng 240ml nước ấm và uống 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric của cơ thể.
2. Dầu ô liu
Dầu ô liu là loại thực phẩm được khuyên nên ưu tiên sử dụng cho người có mức axit uric cao. Ngoài ra, việc ăn quả ô liu hoặc dầu ô liu còn có tác dụng chống viêm.
Có thể thêm quả ô liu hoặc dầu ô liu vào các món ăn hằng ngày bằng cách trộn cùng rau, làm salad hoặc mì ống…
3. Quả hạch
Các loại hạch có hàm lượng purine thấp như hạt điều, hạnh nhân, hạt mắc ca và quả óc chó giúp giảm mức axit uric cao trong cơ thể xuống bình thường.
4. Nước chanh
Trong chanh có chứa hàm lượng lớn, axit citric có tác dụng làm giảm mức axit uric tăng cao trong cơ thể. Ngoài ra, chanh là nguồn cung cấp vitamin C và axit xitric tuyệt vời.
Nếu muốn giảm mức axit uric cao trong cơ thể về bình thường, hãy sử dụng nước cốt chanh vắt vào cốc nước ấm và uống đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.
5. Nước
Uống nhiều nước hơn trong ngày sẽ làm loãng axit uric và làm giảm cơn đau do sự lắng đọng của tinh thể axit uric. Nên uống tối thiểu mười đến mười hai ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, hãy cố gắng bổ sung nhiều chất lỏng và trái cây giàu nước hơn trong chế độ ăn uống của bạn.
6. Quả anh đào
Quả anh đào là một loại thực phẩm được khuyên dùng cho người có nhu cầu giảm mức axit uric trong cơ thể. Bạn có thể ăn nhẹ bằng quả anh đào đóng hộp hoặc uống chiết xuất từ quả anh đào để đạt được hiệu quả mong muốn. Các bioflavonoid, proanthocyanidine và anthocyanine có trong quả anh đào giúp ngăn ngừa sự kết tinh axit uric trong khớp.
7. Rau nghèo purine
Các loại rau có lượng purine thấp như bông cải xanh, dưa chuột, cà chua… giúp giảm đau tốt cho những người bị axit uric cao. Các loại rau như khoai tây hoặc ngô cũng có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric.