Thực phẩm chứa nhiều muối và đường
Lượng natri cao trong muối có thể dẫn đến tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, có khả năng làm xương yếu đi theo thời gian. Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương bằng cách giảm hấp thu canxi trong ruột, tăng bài tiết canxi và magiê qua nước tiểu, đồng thời làm suy yếu quá trình tạo xương.
Thực phẩm giàu oxalat
Oxalat là hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, đặc biệt là các loại rau lá xanh như rau muống, rau dền, rau bina… Khi tiêu thụ thực phẩm chứa quá nhiều oxalat, hợp chất này sẽ liên kết với canxi và ngăn cản sự hấp thụ của chúng vào xương.
Uống quá nhiều vitamin A
Vitamin A rất có lợi cho cơ thể, nhưng việc hấp thụ quá nhiều từ các chất bổ sung hoặc một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
Rượu
Uống quá nhiều rượu sẽ cản trở sự cân bằng canxi và quá trình sản xuất vitamin D tự nhiên của cơ thể. Những người nghiện rượu cũng có xu hướng có nồng độ cortisol cao, có thể làm tăng quá trình phân hủy xương và giảm quá trình hình thành xương.
Caffein
Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy lợi ích đối với xương từ một lượng nhỏ caffein, nhưng nếu sử dụng quá nhiều caffein có thể cản trở quá trình chuyển hóa xương và có khả năng làm mất canxi từ xương.