Bên cạnh đó hải sản còn là nguồn cung cấp protein lớn, mà protein giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate, nhờ đó hạn chế tình trạng đường huyết tăng đột biến sau khi ăn.
Hải sản tự nhiên có hàm lượng carbohydrate thấp. Trong khi đó chế độ ăn của người bệnh tiểu đường cần hạn chế hàm lượngcarbohydrate. Hải sản chứa lượng carbohydrate rất thấp, nhường chỗ cho carbohydrate từ các nhóm thực phẩm khác. Qua đó kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Có thể tham khảo một số loại hải sản sau:
Cá hồi: Có nhiều cách để chế biến cá hồi thành món ăn lành mạnh với bệnh tiểu đường, ví dụ như luộc, áp chảo và nướng trong lò ở nhiệt độ 350 đến 400 độ.
Tôm: Tôm chứa lượng cholesterol tương đối cao so với các loại hải sản khác nên nhiều người mắc bệnh tiểu đườnghạn chế ăn tôm để tránh tăng cholesterol. 100g tôm có lượng cholesterol tương đương với một quả trứng. Nhưng nếu sử dụng tôm 1 lần cho 1-2 tuần thì sẽ tốt cho sức khỏe và không làm tổn thương đến tim hoặc có ảnh hưởng xấu cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường.
Những người mắc tiểu đường khi bổ sung hải sản vào chế độ ăn cần lưu ý cách chế biến lành mạnh và khoa học. Ví dụ, khi ăn hải sản không nên chế biến cùng những thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như sốt bơ, dầu mỡ, phô mai… Đây chính là một trong những nguyên nhân là tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Mặt khác, khi dùng loại hản sản nào cần hỏi ý kiến bác sĩ một cách cụ thể.