1. Dùng điểm tâm
Ngay cả khi lượng đường trong máu cao vào buổi sáng, không nên bỏ qua bữa điểm tâm. Nghiên cứu cho thấy bắt đầu ngày mới với dạ dày trống rỗng làm tăng nguy cơ béo phì và đề kháng insulin. Dùng bữa sáng giúp kiểm soát tốt carbohydrate trong cả ngày. Cách tốt nhất là ăn điểm tâm vào mỗi buổi sáng vào cùng một thời điểm, điều này giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Ăn một bữa sáng giàu chất béo, protein vừa phải giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói, ổn định mức đường huyết cũng như cân nặng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng đường trong máu thường có xu hướng tăng cao sau khi ăn sáng, nó có thể cao gấp 2 lần so với sau khi ăn bữa trưa.
2. Trái cây và các hạt
Ngũ cốc là thực phẩm giàu chất xơ. Có thể dùng nửa tách trái cây tươi như dâu tây, việt quất, nếu được thêm 1-2 muỗng cà phê hạt lanh – đây loại thực phẩm giàu protein, chất xơ và omega-3.
3. Bột yến mạch
Một trong những thức ăn cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường là bột yến mạch, có chứa nhiều chất xơ và giúp giữ đường máu ở mức thấp.
Bột yến mạch là món ăn sáng bổ dưỡng được làm từ yến mạch cán mỏng hoặc yến mạch ăn liền. Yến mạch có hàm lượng carbs tương đối cao nhưng lại là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường vì nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu do hàm lượng chất xơ lớn .
4. Sữa và sữa chua
Canxi và vitamin D có trong kem sữa giúp chuyển hóa tốt, giảm cholesterol và tăng canxi. Đối sữa chua chú ý không nên dùng sữa chua có trái cây vì quá ngọt. Uống sữa cũng giúp kiểm soát cân nặng.
5. Thêm gia vị vào thức uống
Một mẹo khác giúp giảm lượng đường máu là thêm quế vào tách trà hoặc ngâm trực tiếp vào nước nóng. Nếu bạn uống cà phê thì hãy thêm nửa thìa cà phê quế bột vào trong cà phê của bạn trước khi pha chế.