1. Dưa chuột
Dưa chuột nhạy cảm với lạnh và tủ lạnh có thể đẩy nhanh quá trình thối rữa, khiến các bộ phận của dưa chuột bị chảy nước. Đó là lí do tại sao bạn thấy dưa chuột để lâu trong tủ lạnh đều bị teo tóp, héo rồi đến thối. Nếu để lâu trong tủ lạnh, các vi khuẩn sẽ ngày càng sinh sôi.
Theo các nhà khoa học thực vật tại UC Davis, nhiệt độ tốt nhất để bảo quản dưa chuột là 50-55 độ F, ấm hơn tủ lạnh nhưng mát hơn nhiệt độ phòng một chút.
Hãy giữ chúng trên bàn bếp và chỉ mua với số lượng đủ dùng.
2. Cà chua
Cà chua ưa nóng và ghét cái lạnh. Vì vậy, tủ lạnh không phải là nơi lý tưởng để bảo quản cà chua. Cũng giống như dưa chuột, chúng có thể bị mất nước và dập, thối. Hãy bảo quán cà chua ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
3. Rau thơm
Các loại rau thơm tươi như húng quế, rau mùi, ngò tây,… không nên để vào tủ lạnh. Để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến chúng bị héo, úa.
Bạn có thể giữ chúng ở trên bàn bếp. Hoặc bạn có thể vẩy nước mát liên tục cho chúng, hay ví dụ bạn có thể bảo quản một bó húng quế tươi trong một cốc nước (thay nước mỗi ngày hoặc hai ngày/1 lần), tránh ánh nắng trực tiếp.
4. Khoai tây và khoai lang
Khi bảo quản khoai tây, khoai lang trong tủ lạnh tinh bột trong khoai tây, khoai lang sẽ chuyển thành đường, đồng thời chúng sẽ mất đi chất dinh dưỡng.
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản chúng là 45 độ F. Vì thế để bảo quản tốt khoai tây, khoai lang chúng ta nên bảo quản chúng trong môi trường thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
5. Hành tây
Việc thiếu không khí lưu thông có thể khiến hành tây nhanh hỏng, thối rữa.
Bảo quản hành tây ở nơi mát, khô, tối, thông gió tốt. (Ánh sáng có thể khiến hành bị đắng).
6. Táo
Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ phá vỡ độ giòn của táo. Chúng ta có thể để táo vào giỏ và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, như thế táo sẽ chín tự nhiên và giữ được độ giòn và ngọt vốn có.