Lượng carbohydrate có trong khoai tây thấp hơn so với lượng carbohydrate tiêu thụ hằng ngày của gạo, bánh bao, bánh mì và các thực phẩm khác. Dựa trên cùng một lượng tinh bột, 1 kg gạo khô tương đương với khoảng 4 kg khoai tây; 1 kg gạo nấu chín tương đương với 1,5 kg khoai tây nấu chín.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy, tinh bột trong khoai tây là một loại tinh bột kháng tính, có tác dụng thu nhỏ tế bào mỡ, giúp giảm béo.
Khoai tây có lượng chất béo dự trữ thấp, ăn khoai tây có thể làm giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể và dần dần chuyển hóa chất béo dư thừa, có thể dùng để giảm cân.
Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng, khoai tây rất giàu tinh bột kháng (tinh bột khó tiêu hóa), vì vậy, chúng ta không nên ăn quá nhiều khoai tây một lúc. Nếu ăn quá 500 gram trong thời gian ngắn dễ dẫn đến chướng bụng, khó chịu.
Ngoài ra, hàm lượng protein trong khoai tây tương đương với ngô nhưng cao hơn gạo. Khoai tây cũng rất giàu lysine và tryptophan mà các loại ngũ cốc thông thường không thể so sánh được.
Protein trong khoai tây có giá trị dinh dưỡng và chức năng tốt cho sức khỏe cao hơn đậu nành. Ngoài ra, còn có các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể con người, chẳng hạn như carbohydrate, canxi, magie, kali…