Tôi tên Hà Quốc Cường, tôi 68 tuổi. Khi còn trẻ, tôi chỉ biết chăm chỉ làm việc kiếm tiền nên không quan tâm đến kết hôn. Mãi đến năm 35 tuổi, tôi mới lấy vợ và sinh con gái hai năm sau đó.
Gia đình chúng tôi thời gian đầu sống hạnh phúc nhưng mấy năm sau vợ chồng chúng tôi luôn xảy ra mâu thuẫn.
Vợ cũ kém tôi 8 tuổi, giữa chúng tôi có rất nhiều quan điểm khác nhau trong cuộc sống nên ngay cả những vấn đề nhỏ nhặt cũng trở nên dễ tức giận và cãi vã.
Tôi thấy cô ấy thật quá đáng. Ban ngày tôi vất vả kiếm tiền, cố gắng hết sức để vợ con thấy thỏa mãn về mặt vật chất nhưng vợ vẫn không hài lòng. Vợ tôi cho rằng, tôi là người vô tâm, không cho cô ấy thấy được sự đồng hành của người chồng. Mỗi khi đi làm về, vợ tôi nhìn chồng bằng ánh mắt khó chịu, rồi liên tục giận cá chém thớt, đá thúng đụng nia.
Trong hoàn cảnh đó, cuộc hôn nhân của chúng tôi không kéo dài được lâu. Khi con gái được 5 tuổi, chúng tôi ly hôn trong hòa bình, quyền nuôi con gái được giao cho tôi.
Khi ấy, tôi nghĩ rằng mình có thể làm tốt vai trò của người bố và một người mẹ. Nhưng khi con gái ngày càng trưởng thành, tôi dần thấy mình bất lực, nhất là không thể tư vấn cho con các vấn đề thầm kín của tuổi dậy thì. Trong khi đó, mẹ tôi cũng già rồi, suy nghĩ của bà lại cổ hủ nên tôi không tin tưởng giao trách nhiệm chăm sóc cháu gái cho mẹ.
Không còn cách nào khác, tôi nhờ mai mối và quen biết với Tú Mai. Cô ấy cũng từng ly hôn, hiện đang nuôi con trai.
Tôi cảm thấy Tú Mai là người khá tốt nên chúng tôi kết hôn sớm. Trước khi đăng ký, tôi đã nói với Tú Mai rằng yêu cầu của tôi không cao, chỉ cần chăm sóc tốt cho con gái và gia đình thì mọi vấn đề tiền bạc tôi sẽ lo liệu. Tôi cũng sẽ coi con trai của cô ấy như con ruột của mình, sau này khi nó lấy vợ, tôi cũng sẽ góp một khoản tiền để lo cho con, tôi sẽ không bao giờ đối xử tệ bạc với hai mẹ con họ.
Cứ thế, chúng tôi sống với nhau hơn 20 năm. Tú Mai là một người vợ, người mẹ tốt. Cô ấy chăm sóc con gái tôi tỉ mỉ, lo cho con bé từ chuyện ăn uống đến học hành, cả hai cũng thường tâm sự như bạn bè nên khoảng cách trong mối quan hệ mẹ kế – con chồng dường như chẳng hề tồn tại.
6 năm trước, con trai riêng của Mai (cháu tên là Quân) kết hôn nên tôi đã cho thằng bé 1 tỷ đồng, coi như gom góp tiền để cháu mua nhà hoặc lấy vốn làm ăn. Quân tỏ ra rất biết ơn tôi, con không ngừng nói cảm ơn vì tôi đã lo lắng cho nó. Trái ngược lại, vợ tôi lại tỏ ra không vui. Cô ấy muốn tôi mua cho Quân một căn nhà khoảng 80m2 trở lên và đứng tên Quân.
Song tôi không đồng ý. Tôi giải thích rằng 1 tỷ không phải con số nhỏ. Nếu muốn mua nhà, thì bố ruột của Quân cũng phải tham gia đóng góp, hoặc thằng bé phải tự trả phần còn lại. Tôi tự thấy mình đã hoàn thành đầy đủ trách nhiệm, không có gì đáng để phàn nàn.
Không thuyết phục được tôi nên Mai quay ra giận dỗi, lạnh nhạt với tôi một thời gian dài. Chỉ đến khi tôi mua cho cô ấy chiếc vòng vàng thì Mai mới vui trở lại.
Con gái tôi kém Quân 3 tuổi. Trong khi Quân lập gia đình sớm thì con gái tôi lại không thiết tha gì. Chuyện này khiến tôi lo lắng rất nhiều. Tôi chỉ có một đứa con gái, nếu nó không lấy chồng trước khi tôi ra đi thì sau này lấy ai chăm sóc nó cả đời.
Vậy nên, mỗi khi con về nhà, tôi hay nhắc chuyện cưới xin khiến con gái bực mình, không nghe lời. Lúc này, Mai lại làm vai trò trọng tài hòa giải. Cô ấy khuyên tôi rằng, lấy chồng hay không là quyền của con, tôi không nên ép buộc nó nhiều như thế.
Vài năm sau, khi tôi dần bỏ cuộc thì bất ngờ cháu dẫn bạn trai về nhà ra mắt và xin phép bố mẹ cho hai đứa chính thức qua lại.
Tôi cảm thấy con rể tương lai là người khá tin cậy. Tuy hoàn cảnh gia đình không bằng chúng tôi nhưng cháu là người thực tế và cầu tiến, điều này cũng tốt cho con gái tôi. Kỳ thật, yêu cầu của tôi cũng không cao, chỉ cần có người thực sự yêu thương con gái tôi là được. Tôi không coi trọng vật chất, dù sao điều kiện gia đình tôi khá tốt, nếu con gái tôi cần hỗ trợ thì tôi rất sẵn lòng.
Mai lại có quan điểm khác, cô ấy luôn tìm ra được khuyết điểm của con rể và không muốn chúng tổ chức đám cưới. Tôi nghĩ Mai đang làm quá mọi chuyện và quá khắt khe.
Cách đây hai tháng, con gái tôi nói rằng sẽ tổ chức tiệc cưới vào ngày Quốc khánh năm nay. Nghe tin tôi mừng lắm. Tôi nghĩ phía bên nhà trai kinh tế eo hẹp, hai con lại mới đi làm nên chắc không có đủ tiền để mua nhà. Vì vậy, tôi sẽ chuẩn bị cho chúng khoản này. Một căn nhà phải tương đối rộng để sau này chúng còn có con nữa.
Tôi đã đi đến rất nhiều văn phòng nhà đất trước khi chọn được một căn gần công ty của con gái. Căn hộ rộng 120m2, 3 phòng ngủ nên giá tương đối cao, tiêu tốn gần hết tiền tiết kiệm của tôi.
Tôi không hề tiếc chút nào, ngược lại còn rất vui vì đã lo được cho con. Nó vốn dĩ đã thiệt thòi vì không có mẹ ruột chăm sóc, nên tôi phải lo cho nó thật đầy đủ vào ngày trọng đại của cuộc đời.
Có chút vấn đề là, khi Mai phát hiện ra chuyện này, cô ấy đã vô cùng giận dữ: “Ông Cường, ông có nhớ trước khi lấy tôi đã nói gì không. Ông nói sẽ coi con trai tôi như con ruột, đối xử thật công bằng. Vậy mà mấy năm trước Quân kết hôn, nó chưa có nhà, tôi muốn ông cho nó căn hộ rộng 80m2 nhưng ông từ chối hết lần này đến lần khác, dù có nói thế nào cũng không bằng lòng. Nhưng bây giờ đến lượt con gái ông, ông sẵn sàng bỏ ra vài tỷ để mua cho nó một căn hộ lớn, sự khác biệt trong cách đối xử này quả thực là quá rõ ràng.
Con trai tôi cũng đã gọi ông là bố nhiều năm rồi, nó luôn coi ông như cha ruột và rất hiếu thảo. Nhưng ông hiển nhiên không coi Quân là con ruột của mình, nếu không ông sẽ không làm chuyện như vậy.
Tôi sẽ không nói đến việc ông mua nhà cưới cho con gái, bây giờ tôi chỉ yêu cầu ông chuyển tên căn nhà chúng ta đang ở cho con trai tôi”, Mai bức xúc nói.
Tôi lúc này cũng không thể bình tĩnh bèn vặn lại: “Lúc đó tôi đã nói điều này, nhưng con gái ruột của tôi dù sao cũng khác nhau. Con gái tôi cùng dòng máu với tôi, nên tôi nên đối xử tốt với nó.
Còn Quân tuy là con riêng của cô nhưng suốt mấy chục năm nay, tôi đối xử với nó ra sao thì cô phải hiểu chứ.
Khi Quân mới tìm được việc làm, chẳng phải tôi đã đưa cho nó mấy trăm triệu để mua ô tô sao. Rồi kết hôn thì cho cả tỷ đồng, như vậy chưa đủ ư.
Còn căn nhà này, tôi không thể chuyển nhượng được. Nếu cô vẫn không hài lòng thì tùy thôi, tôi không thể làm khác.
Tú Mai cười khẩy đáp: “Ông không muốn chuyển tài sản cho con trai tôi phải không? Không sao đâu, chúng ta sắp ly hôn rồi. Vì anh coi chúng tôi như người ngoài nên tôi và anh không cần phải sống chung nữa.”
Tôi thực sự không biết rốt cuộc mình đã làm sai điều gì, vợ tôi thực sự quá tham lam.
Sau này tôi không đồng ý ly hôn với Mai. Từ đó, vợ tôi không làm việc nhà, không quan tâm đến bất cứ điều gì. Thậm chí, khi tôi nói chuyện với Mai, cô ấy phớt lờ tôi và đối xử với tôi như người vô hình. Tôi biết rằng cô ấy đã quyết định và phải khiến tôi thỏa hiệp thì cô ấy mới sẵn lòng chung sống tốt đẹp với tôi.
Nhưng tôi lại không muốn đồng ý yêu cầu của cô ấy chút nào, nếu sau một thời gian Mai vẫn như vậy thì chúng tôi thật sự không cần thiết phải tiếp tục sống nữa.