Ông Tần (65 tuổi, Trung Quốc) đã về hưu nhiều năm, vợ ông đã mất cách đây 3 năm. Khi vợ còn sống, ông luôn tin rằng các cặp đôi có thể bình yêu cùng nhau trải qua tuổi già đến cuối đời, nhưng ông không ngờ được rằng vợ đã bỏ ông đột ngột giữa chừng.
Sau này, con gái đã đến đón ông về ở cùng, sau 1 năm, ông đã nghiệm ra những điều vô cùng sâu sắc. Ông cho biết: “Sau khi vợ đi, cách tốt nhất để sống đến hết cuối đời, để có một tuổi già không cô đơn khốn khổ và dần trở nên thư thái, dễ chịu hơn đó là dựa vào 3 chân lý này.”
Ít tham gia vào cuộc sống của con
Sau khi chuyển tới nhà con gái ở được 1 năm, dù con rể muốn đổi xe hay con gái muốn đổi nhà, ông Tần cũng sẽ không can thiệp vào việc riêng của các con.
Ông Tần chia sẻ: “Khi con rể tôi chuẩn bị đổi xe, vợ chồng chúng nói với tôi rằng, tụi con đang muốn đổi sang một chiếc xe lớn hơn để gia đình có thể dễ dàng đi lại. Tôi nghĩ rằng, đây là cuộc sống của chúng, tôi tôn trọng mọi quyết định của các con. Tôi cũng chuyển cho chúng 30.000 NDT (khoảng 100 triệu đồng) để hỗ trợ phần nào.
Khi con gái tôi tâm sự, 2 vợ chồng muốn mua một căn nhà lớn hơn, muốn tôi sẽ ở lâu dài với chúng trong tương lai. Lần đầu tiên tôi đã bày tỏ rằng, tôi sẽ không ở lâu nhà con gái. Khi nào sức khỏe bình phục, tôi vẫn thích sống một mình hơn.
Ngoài ra, ông Tần cũng tin rằng, sau này chắc chắn khi già yếu, ông sẽ phải dựa vào sự chăm sóc của con cái. Khi còn có thể tự chăm sóc cho bản thân, thì ông không muốn làm phiền tới cuộc sống của chúng.
Hoặc nếu như, con cái quá bận bịu, họ có thể gửi ông vào viện dưỡng lão, ông sẽ hoàn toàn thoải mái và không đổ lỗi cho chúng.
Còn về chuyện đổi nhà mới, ông cũng hoàn toàn ủng hộ và tôn trọng mọi quyết định của con. Nhưng ông muốn con hiểu rằng, việc đổi nhà là vì nhu cầu và mong muốn của chúng, chứ không cần quan tâm đến không gian sống của ông.
Tốt nhất, đừng quá can thiệp vào cuộc sống của con cái, hãy để chúng tự lập, muốn làm gì là tùy theo nhu cầu và sở thích chứ không phải lo nghĩ quá nhiều cho cha mẹ. Điều này sẽ giúp biến mất những khoảng cách về thế hệ cũng như tuổi tác.
Ít nói về việc học hành của cháu
Trong suốt những năm tháng ở nhà con gái, ông Tần không bao giờ nhắc tới chuyện học hành hằng ngày của cháu trai mình.
Ông cho rằng: “Cha mẹ mới là người giám hộ, có trách nhiệm dạy dỗ và bảo vệ con cái, mình là người lớn tuổi, nên hành động như một người thân, người già mà thôi”.
Nhiều khi ông thấy con gái và con rể khiến trách cháu rất nặng, ông không muốn can thiệp quá nhiều. Khi cảm giác bức bối, khó chịu, ông sẽ đi ra ngoài để khuây khỏa hơn, và trở về sau khi bố mẹ đã dạy dỗ con xong.
Ông cũng sẽ không nói gì dù là với con gái, con rể hay các cháu của mình. Bởi ông nghĩ việc giáo dục con là do cha mẹ quản lý.
Ông Không bênh cháu vô điều kiện, bởi chiều chuộng quá nhiều sẽ gây trở ngại cho việc giáo dục và kỷ luật của các con. Ông nghĩ rằng, khi trở thành một ông già độc thân, tốt nhất là hãy sống cuộc sống của riêng mình, đừng lo lắng quá nhiều về những vấn đề khác.
Có sở thích riêng và biết cách tự chăm sóc cho mình
Khi về già, ta có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nếu chỉ loanh quanh luẩn quẩn mãi trong 4 bức tường thì nhất định sẽ rất nhàm chán. Vậy nên tìm ra cho mình một sở thích riêng, cũng như việc biết tự chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng.
Ông Tần cho biết, kể từ sau khi sống ở nhà con gái, ông luôn tuân thủ nguyên tắc “sống tốt một mình”. Ông thường có sở thích ra ngoài với bạn bè và cùng nhau tập thể dục. Mỗi sáng sớm, ông đều dậy đúng giờ, ra bên ngoài để rèn luyện sức khỏe, hít thở không khí trong lành, vừa có thời gian để trò chuyện, tâm sự nhiều hơn với mọi người.
Ông dành phần lớn thời gian để đọc sách, xem phim truyền hình, uống trà. Mỗi chiều, ông Tần cũng thường đi dạo, trò chuyện cùng những người bạn, điều này khiến cuộc sống không còn nhàm chán mà rất thư thái và thoải mái.
Tối đến, ông tắm rửa, xem điện thoại và tâm sự với con gái rồi đi ngủ, cuộc sống tận hưởng mà không phải lo nghĩ quá nhiều điều.
Khi về già, ta nên sống một cuộc đời thư thái và nhẹ nhàng, bớt quan tâm đi một chuyện thì trong lòng sẽ thoải mái hơn phần nào. Để có một tuổi già hạnh phúc thì chúng ta cũng cần chuẩn bị một cuộc sống độc lập về tài chính, nuôi dưỡng những đam mê, những niềm vui riêng và tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc.