Theo thông tin từ Reuters , doanh thu quý 3/2023 của VinFast đã tăng 159% so với cùng kỳ. Con số này có được nhờ vào một công ty riêng của người sáng lập là tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Khoảng 60% số lượng xe giao hàng của VinFast, tương đương hơn 6.000 xe đã được mua bởi GSM – một công ty điều hành và cung cấp dịch vụ cho thuê taxi tại Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng hiện đang sở hữu 95% vốn của doanh nghiệp này.
Trong hai quý vừa qua, GSM luôn chiếm khoảng 2/3 doanh số của VinFast.
VinFast ghi nhận doanh thu 343 triệu USD trong ba tháng kết thúc vào ngày 30/9, tăng 159% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản lỗ ròng của doanh nghiệp đã tăng 33,7% lên 623 triệu USD (tương đương 15.00 tỷ đồng).
Công ty đặt mục tiêu đạt điểm hòa vốn trong vòng hai năm và vận hành hết công suất nhà máy tại Việt Nam vào thời điểm đó. Nhà máy ở Hải Phòng có công suất sản xuất 250.000 xe điện (EV) mỗi năm nhưng vẫn chưa đạt được con số đó.
GSM ra mắt dịch vụ taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam vào đầu năm nay với mục tiêu bắt đầu với 600 chiếc VinFast EV. Giám đốc điều hành của công ty này cho biết cho biết, hãng cũng vận hành dịch vụ đi xe máy điện VinFast.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu trong số 13.000 xe GSM mua từ VinFast trong hai quý vừa qua sẽ được đưa vào đội xe của hãng và bao nhiêu chiếc sẽ được giữ lại để cho khách hàng thuê.
CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết VinFast có kế hoạch mở rộng quan hệ đối tác với GSM. Ngoài ra, VinFast còn muốn mở cơ sở tại Indonesia và Ấn Độ, nơi hãng đang thành lập các nhà máy quy mô nhỏ hơn để lắp ráp xe. “Đối với VinFast, GSM là một đối tác rất tốt, đã có rất nhiều câu hỏi về GSM”, bà Thủy cho biết
Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư, các lãnh đạo của công ty cũng cho biết VinFast dự kiến mở đại lý nhượng quyền đầu tiên tại Mỹ vào cuối năm nay và đang xem xét đề xuất bán xe của 27 đại lý, bao gồm cả mẫu xe thứ hai, VF 9, dự kiến ra mắt trong năm nay.
CEO Lê Thị Thủ Thủy cũng cho biết VinFast, được thành lập vào năm 2017 và bắt đầu sản xuất xe điện vào năm 2021, có kế hoạch thành lập các nhà máy lắp ráp linh kiện ở cả Ấn Độ và Indonesia để tận dụng các ưu đãi về xe điện được cung cấp tại các thị trường đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/10, cổ phiếu VFS của VinFast đã ngắt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp khi tăng 6% lên 8,5 USD/cp. Thanh khoản cũng tăng vọt lên 8,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Vốn hóa thị trường lúc này của VinFast là 19,8 tỷ USD, tăng một bậc so với ngày hôm trước. Hiện công ty vẫn đang đứng thứ 21 trong các nhà sản xuất xe ô tô có vốn hóa lớn nhất toàn cầu. Ngoài ra, sau một ngày bị Rivian vượt mặt, VinFast đã trở lại vị trí thứ 4 ngành xe điện, sau Tesla (825,4 tỷ USD), BYD (91,8 tỷ USD) và Li Auto (34,2 tỷ USD).