Saturday, 10 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Kinh Tế > Tài Chính > Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh trong tháng 4 dù “hụt hơi” so cùng kỳ 2024
Tài Chính

Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh trong tháng 4 dù “hụt hơi” so cùng kỳ 2024

Last updated: 10/05/2025 8:50 am
Cafe Bệt
Share
SHARE

Theo báo cáo cập nhật của Bộ Tài chính, trong tháng 4/2025, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 48.206,1 tỷ đồng, tăng khá mạnh từ mức 80.306,8 tỷ đồng của quý 1/2025.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng vốn giải ngân đạt 128.512,9 tỷ đồng, tương đương 14,32% kế hoạch năm và 15,56% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2024, khi lần lượt đạt 15,64% và 16,64%.

Nguồn: VnEconomy cập nhật từ Bộ Tài chính
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ Bộ Tài chính

Xét theo nguồn vốn, giải ngân từ ngân sách địa phương đạt 17,2% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn mức 16,56% cùng kỳ năm trước. Ngược lại, vốn ngân sách trung ương chỉ đạt 13,33%, thấp hơn nhiều so với mức 16,79% vào cùng kỳ 2024. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia, tổng vốn giải ngân ước tính đạt 4.707,3 tỷ đồng, tương ứng 21,43% kế hoạch được giao. 

 

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 bao gồm vốn theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vốn cân đối ngân sách địa phương và vốn chuyển nguồn từ các năm trước là 923.030,5 tỷ đồng.

Báo cáo của Bộ Tài chính

Tính đến hết tháng 4/2025, có 10 trong số 47 bộ, cơ quan trung ương và 35 trong 63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vượt mức bình quân chung cả nước.

Một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân trên 20% gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (86,43%), Đài Tiếng nói Việt Nam (73,82%), Ngân hàng Chính sách xã hội (41,16%), Bộ Công an (27,24%) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20,66%). 

Ở địa phương, những tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao có thể kể đến như Phú Thọ (44,39%), Lào Cai (43,45%), Thanh Hóa (39,15%), Hà Nam (38,44%), Bắc Kạn (32,61%), Hà Tĩnh (31,88%), Tuyên Quang (31,08%), Hà Giang (30,64%) và Lâm Đồng (30,08%).

Nguồn: VnEconomy cập nhật từ Bộ Tài chính
Nguồn: VnEconomy cập nhật từ Bộ Tài chính

Tuy vậy, vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn đầu tư công, bao gồm: Văn phòng Chủ tịch nước, Thanh tra Chính phủ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Kiểm toán Nhà nước…

Bên cạnh đó, có 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 5% như Văn phòng Chủ tịch nước, Thanh tra Chính phủ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Kiểm toán nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh…

Có 12 địa phương giải ngân dưới 10% như Khánh Hòa, Cao Bằng, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Sóc Trăng, Quảng Trị….

Bộ Tài chính cũng chỉ ra 5 nguyên nhân chính đang cản trở tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Thứ nhất là các vướng mắc về cơ chế, chính sách. Luật Đất đai năm 2024 mới có hiệu lực với nhiều nội dung thay đổi, ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. Nhiều lĩnh vực cũng thiếu quy định cụ thể về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn.

Thứ hai là tình trạng phân bổ vốn chậm. Tính đến ngày 26/4, vẫn còn khoảng 27.861,8 tỷ đồng (tương đương 3,37% kế hoạch Thủ tướng giao) chưa được phân bổ, chủ yếu do các dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Ngoài ra, một phần vốn không có nhu cầu sử dụng đang được đề nghị trả lại hoặc điều chuyển sang các dự án khác.

Thứ ba là những khó khăn trong tổ chức thực hiện. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính khiến nhiều dự án tạm dừng, kéo dài thời gian thẩm định. Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng gặp trở ngại do chưa đạt thỏa thuận với người dân, giá vật liệu tăng cao, nguồn cung hạn chế và các vướng mắc về quy hoạch khoáng sản. Một số dự án cũng bị chậm do điều chỉnh chủ trương đầu tư khi vượt tổng mức đầu tư hoặc tăng chi phí đền bù.

Thứ tư là nguồn thu ngân sách địa phương từ sử dụng đất chưa đạt kỳ vọng, gây khó khăn cho việc phân bổ và giải ngân.

Thứ năm là những hạn chế trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia. Việc phân bổ vốn chậm và năng lực quản lý hạn chế ở cấp địa phương tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, đặc biệt tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.


Nguồn tin: https://vneconomy.vn/giai-ngan-von-dau-tu-cong-tang-manh-trong-thang-4-du-hut-hoi-so-cung-ky-2024.htm

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article HLV Enrique thắng lớn với canh bạc loại Mbappe
Next Article Nhiều nơi ở TP HCM ngập sâu trong mưa lớn

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

‘A Minecraft Movie’ hai tuần dẫn đầu doanh thu phòng vé

"A Minecraft Movie" - chuyển thể trò chơi sinh tồn kinh điển - vượt "Captain…

By Cafe Bệt

Váy áo cảm hứng 'ánh sáng miền nhiệt đới'

NTK Đỗ Long ra bộ sưu tập hè phong cách bay bổng, họa tiết sắc…

By Cafe Bệt

Alcaraz thay đổi tư duy cho mùa đất nện

Sau khi đăng quang ở Monte Carlo Masters, Carlos Alcaraz tiết lộ anh học được…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Tài Chính

Sáng nay, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội xem xét quyết định sửa Hiến pháp 2013

By Cafe Bệt
Tài Chính

Vàng lên giá dữ dội vì nhu cầu “hầm trú ẩn” tăng cao và đồng USD lao dốc

By Cafe Bệt
Tài Chính

Đề xuất điều chỉnh áp thuế tiêu thụ đặc biệt với một số sản phẩm, hàng hóa

By Cafe Bệt
Tài Chính

Xăng là mặt hàng thiết yếu, không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?