Năm 1911, cụ ông Lý Tiễn Lâm sinh ra tại một ngôi làng nghèo ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Vì gia đình quá nghèo nên từ khi còn nhỏ, ông không được ăn uống đủ chất nên mắc chứng suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cũng vì cơ thể ốm yếu, Lý Tiễn Lâm thường xuyên mắc bệnh tật. Thương cháu, người chú đã đón ông đến Tế Nam nuôi dưỡng và cho ăn học tử tế.
Nhờ thành tích xuất sắc, Lý Tiễn Lâm đã trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa. Những năm tháng này, ông chọn đi du học với tư cách là một sinh viên trao đổi. Tuy nhiên, nhưng cuộc sống ở xứ người không thuận lợi như ông vẫn tưởng. Sự khác biệt về văn hóa cũng như việc không thể thích nghi với khí hậu khiến cơ thể của Lý Tiễn Lâm trở nên tồi tệ hơn, sức khỏe cũng vì thế mà yếu đi rất nhiều.
Năm 35 tuổi, ông được Đại học Bắc Kinh mời về làm giáo sư ngay khi trở về nước. Lý Tiễn Lâm cũng là giáo sư trẻ tuổi nhất trong lịch sử của trường Đại học Bắc Kinh và có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục Trung Quốc.
Trong cuộc đời của mình, giáo sư Lý Tiễn Lâm nhiều lần mắc bệnh nặng. Về già, dù bị di chứng bệnh đậu mùa đi kèm những trận ốm hành hạ thế, thế nhưng ông chưa bao giờ chịu khuất phục mà vẫn sống vui vẻ đến 98 tuổi. Ông luôn bình thản đón nhận sự sắp đặt của cuộc sống và thậm chí còn tìm ra 3 không giúp bản thân sống thọ như sau:
1. Không kén ăn
Nhiều người khi về già chỉ thích ăn đồ mềm, hạn chế thức ăn cứng, thế nhưng Lý Tiễn Lâm luôn cố gắng cân bằng thức ăn và dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của mình. Ông luôn ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và không ngại các thực phẩm thô.
Không chỉ như vậy, vị giáo sư này cũng duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, không bao giờ ăn quá no. Khi còn trẻ, Lý Tiễn Lâm được chẩn đoán bị loét dạ dày và không thể ăn đồ cay cũng như uống rượu. Vì vậy, thói quen ăn uống của ông rất lành mạnh, tập trung vào thịt và rau nhưng không mất cân bằng. Mỗi ngày, ông đều ăn đúng giờ và ăn chỉ ăn đủ no với những món ăn bình thường nấu ở nhà. Đây dường như là công thức ăn uống cố định trong chuỗi ngày về già của ông, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi với bệnh tật.
2. Không lười biếng
Khi về già, vì xương khớp suy yếu nên nhiều người cao tuổi trở nên “lười” vận động và tập thể dục. Thế nhưng Giáo sư Lý Tiễn Lâm vẫn chăm chỉ tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Thay vì tập một số bài tập cường độ cao không phù hợp với người già, ông chọn những môn tập đơn giản, vừa sức. Với Lý Tiễn Lâm, tập thể dục không có nghĩa là mỗi ngày đến một địa điểm nhất định để luyện tập. Thay vào đó, nếu muốn đi dạo ông ấy sẽ có thể đi dạo, nếu không muốn thì sẽ chỉ vận động nhẹ nhàng ở nhà.
3. Không tiêu cực
Phương châm sống của giáo sư Lý Tiễn Lâm chính là không quá lo lắng, hãy làm theo suy nghĩ bên trong của chính mình, và không gò bó bản thân quá mức. Theo đó, ông không áp đặt bản thân vào khuôn khổ mà luôn làm những gì khiến bản thân vui vẻ.
Thay vì chỉ vùi đầu vào công việc, ông cụ cũng thường xuyên đọc sách , đi dạo như một cách sống hưởng thụ, giúp giải trí hiệu quả. Dù sức khỏe lúc về già không quá tốt thế nhưng chính thái độ sống tích cực đã giúp giáo sư Lý Tiễn Lâm sống đến 98 tuổi một cách nhàn nhã.
Trên thực tế, lạc quan có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một người muốn sống khỏe mạnh đến 100 tuổi thì vai trò của sự cân bằng tâm lý chiếm gần 50%. Chế độ ăn uống hợp lý chiếm khoảng 25%, các yếu tố khác chiếm 25%.
Giáo sư Lý Tiễn Lâm cũng cho rằng tâm lý cân bằng, ổn định chính là phương pháp kéo dài tuổi thọ một cách hiệu quả. Giữ được sự cân bằng về tinh thần chính là đang nắm giữ chìa khóa của sức khỏe và tuổi thọ.
(Theo Toutiao)