Làn sóng công nghệ không ngừng thay đổi, nhiều tính năng đột phá một thời trên các thiết bị di động như iPhone của Apple dần trở nên lạc hậu và bị lãng quên bởi sự đột phá không ngừng của AI (trí tuệ nhân tạo) Timelapse – một tính năng trên các thiết bị quay như DSLR và smartphone với khả năng ghi lại và tái hiện thời gian một cách nhanh chóng, chứng năng này từ làm mưa làm gió đối với giới làm phim nay chỉ còn là dấu ấn của quá khứ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, một nhà làm phim Việt đã khơi dậy làn sóng mới với kỹ thuật mang tên Infinity Dream (Hyperlapse Handheld Oneshot Feeling Camera Roll) – cú máy kết hợp nhiều kỹ thuật handheld phức tạp do đạo diễn Phạm Vĩnh Khương sáng tạo và phát triển từ chính tính năng cơ bản Timelapse.
Việc sử dụng tính năng Timelapse trên iPhone đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Một phần nguyên nhân có thể do sự xuất hiện của các ứng dụng thứ ba cung cấp nhiều tùy chọn chỉnh sửa và tinh chỉnh hơn, khiến người dùng dần quay lưng với tính năng gốc của iPhone. Tuy nhiên, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương (PaulDolly), với nỗ lực nghiên cứu kỹ thuật chuyên sâu, đã không để tính năng này rơi vào quên lãng. Anh đã dùng trực tiếp chức năng này để quay nhà hát Opera Sài Gòn và nhiều địa danh nổi tiếng với thực thách vượt chướng ngại vật, mà không có sự hỗ trợ ekip hay thiết bị chuyên nghiệp, video thu hút được hàng triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội.
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã sử dụng Timelapse để tạo ra “Infinity Dream” một kỹ thuật quay phim đòi hỏi sự khéo léo tính toán phức tạp trong kỹ thuật điều khiển nhịp thở và ngôn ngữ hình thể, kỹ thuật này cũng đòi hỏi thể lực cao, tính kiên nhẫn, vì phải xử lý thủ công ngay tại tiền kỳ. Kỹ thuật này không chỉ đem lại hiệu ứng thời gian nhanh chóng, mượt mà mà còn tạo ra những thước phim có hiệu ứng chuyển đổi không gian tức thì, tạo ra chiều sâu nghệ thuật và cảm xúc đặc biệt.
Trong ngành công nghiệp điện ảnh, việc áp dụng các kỹ thuật quay phim như Timelapse và Hyperlapse không chỉ là một thách thức về mặt kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Với bối cảnh công nghệ AI ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, điện ảnh cũng không nằm ngoài cuộc chơi này. Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương sử dụng AI để làm phim, MV và TVC chỉ bằng một điện thoại, đã có nhận định rõ nét về vai trò và giới hạn của công nghệ này trong ngành công nghiệp sản xuất video.
Theo đạo diễn Khương, mặc dù AI đã có những bước tiến vượt bậc và có thể được ứng dụng trong việc tạo ra các thước phim, nhưng nó vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn kỹ thuật quay phim truyền thống của con người. AI có thể tạo ra những hình ảnh đẹp mắt, nhưng khi nói đến những cú máy linh hoạt và phức tạp, sự sáng tạo và trực giác của con người vẫn là không thể thiếu.
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương cũng nhấn mạnh rằng, trong khi tính năng Timelapse trên iPhone có thể tạo ra những cảnh quay thời gian nhanh chóng và ấn tượng có thể tùy biến bằng kỹ thuật ngắt nghỉ, giảm hoặc tăng tốc, bẻ góc, điều hướng máy linh động trực tiếp tại tiền kỳ, thuật toán AI vẫn chưa thể làm tốt như con người trong cách giả lập hiện trường. Điều này không chỉ đúng với Timelapse mà còn áp dụng cho nhiều kỹ thuật nền khác trong điện ảnh, nơi mà sự tinh tế, cảm xúc, nhịp phim uyển chuyển của con người là yếu tố quyết định câu chuyện trong khung hình.
Vị đạo diễn trẻ cũng nói thêm, AI có thể trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà làm phim, nhưng nó mãi mãi không thể thay thế hoàn toàn sự sáng tạo vô hạn và cảm giác nghệ thuật của con người. Anh tin, để sản xuất ra những, sản phẩm, tác phẩm điện ảnh có hồn và sâu sắc, sự kết hợp giữa con người và công nghệ thời đại là điều vô cùng thiết thực.
“AI bây giờ rất thông minh, nếu mình chịu khó tìm tòi nghiên cứu sâu thì sẽ phải kinh ngạc với những kết quả mà nó mang lại đấy! Tôi có thử dùng AI để thực hiện giả lập kỹ thuật Timelapse – Hyperlapse, nó biến đổi cấu trúc bố cục vật thể, chủ thể lộn xộn, không nhất quán, sử dụng như một công cụ kỹ xảo chèn thêm vào câu chuyện thì được chứ thay thế cú máy kỹ thuật thao tác di chuyển không gian của con người thì hỏng việc.
Theo tôi, cái thú trong thể loại này vẫn là cách chúng ta thực hiện và xử lý kỹ thuật ở tiền kỳ. Với cú máy mang tính tổ hợp phức tạp, người sử dụng thiết bị bắt buộc phải hiểu rõ về định luật cân bằng và trọng tâm, làm chủ tốt được nhịp thở, nhịp phim, và các kỹ thuật di chuyển cũng phải phối hợp mềm mại, nhẹ nhàng mới tạo ra sự liền mạch, nhằm mục đích hạn chế tối đa rung lắc, giật frame, sau đó chúng ta muốn thước phim trở nên độc đáo hơn, hợp thời hơn, chúng ta có thể dùng tool AI l phục vụ hậu kỳ tạo ra sự khác biệt rõ rệt với các video Hyperlapse phổ thông”, Đạo diễn Khương nói.
Sự sáng tạo này không chỉ là một minh chứng cho việc tận dụng triệt để công nghệ cũ trong bối cảnh mới mà còn là nguồn cảm hứng cho những nhà làm phim trẻ, những người đang tìm kiếm cách để phá vỡ giới hạn và tạo ra những tác phẩm độc đáo. Tính năng Timelapse trên iPhone, dưới bàn tay của những nhà nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật làm phim điện thoại như đạo diễn Phạm Vĩnh Khương, sẽ tiếp tục là một công cụ đắt giá, mở ra những khả năng mới trong lĩnh vực điện ảnh và nghệ thuật quay phim mà trí tuệ nhân tạo sẽ không thể nào thay thế, bởi tính chất không gian nghệ thuật đặc thù vốn có.
Nguồn tin: https://genk.vn/tinh-nang-bi-lang-quen-tren-iphone-va-cach-nha-lam-phim-viet-phuc-hung-no-20241028125803519.chn