Chúng ta dù có ý thức hay không, đi tìm những vinh quang của trận đánh nhỏ nhưng mang tính lặp lại trong khi đáng nhẽ ra chúng ta nên nung nấu để thắng cuộc chiến lớn.
Trước khi tìm ra Châu Úc, người ta vẫn thường cho rằng thiên nga luôn có màu trắng. Tự nhiên, thiên nga đen xuất hiện, làm lung lay sự mong đợi của dân chúng. Trong cuốn sách mới nhất của ông, “Thiên Nga Đen”, Nassim Nicholas Taleb đặt ra câu hỏi tại sao một khám phá như vậy lại có thể mang tính bất ngờ đến thế. Và để phản biện, ông nói rằng chúng ta đã được lập trình để tìm thấy trật tự trong sự ngẫu nhiên, để biến những thứ không liên quan thành một câu chuyện liền mạch, và mong đợi rằng những quy luật chúng ta tìm thấy sẽ tồn tại ổn định và vĩnh viễn.
Chúng ta trở nên táo bạo bởi những thành công của chúng ta, và chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã đạt được đến sự điều khiển (khả năng làm chủ được mọi tình hình) và ít ra là có thể dự đoán trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc sống. Cuộc tìm kiếm những tính chất và quy luật có thể là một cái bẫy nguy hiểm, khiến ta mất chú ý vào ảnh hưởng của những điều khó có thể xảy ra. Taleb, một nhà phân tích tài chính và đầu tư lâu năm, là tác giả của cuốn “Fooled by Randomness” trước đó, một cuốn sách về xu hướng của chúng ta khi hay nhầm lẫn may mắn với kỹ năng. Trong “Thiên Nga Đen”, ông thuyết pháp một cách táo bạo, ủng hộ một cách tiếp cận đầy lo âu, nhưng có tính ích lợi cho xã hội, khi đi vào một cuộc đấu vật với “những điều ta chưa biết’.
“Thiên Nga Đen” có ích nhất khi sử dụng làm một cuốn sách của những lời khuyên. Một phần, vì những thứ không đoán trước được hay bị đánh giá thấp, nhất là trong đời tư của chúng ta. Quá nhiều người đã bị cuốn theo dòng xoáy của thói quen, hoặc là tính chủ quan của “mọi thứ vẫn đang bình thường” (status quo bias), một cụm từ hay được đặt ra bởi các nhà kinh tế và tâm lý học. Chúng ta sợ việc chuyển nhà hay chuyển nghề hoặc thậm chí là việc đi làm trên một con đường khác với lộ trình hàng ngày.
Thật là đáng lo ngại khi nghĩ rằng chúng ta có thể đang tạo ra các sự lựa chọn không tốt, nên chúng ta loại bỏ các chọn lựa khác và tắt đi cách tư duy logic, dù là theo một cách vô thức hay có ý thức. Ví dụ, chúng ta có xu hướng mua một loại đồ chỉ đơn giản vì chúng ta quen với chúng, và vì vậy, tạo cảm giác dễ chịu cho ta; đó là lý do vì sao việc tạo ra thương hiệu và quảng cáo lại thu hút khách hàng như vậy.
Phần hay nhất của “Thiên Nga Đen” là khi Taleb trộn lẫn kinh tế học tài chính với sinh học để giải thích rằng thông điệp của ông đi ngược lại bản chất con người như thế nào. Ví dụ, con người đã phát triển để thu nhận thông tin nhanh chóng nhưng mang những kết luận hữu ích từ những tình huống lặp lại, một phần là để bảo vệ bản thân (cơ chế sinh tồn): Khi bạn nhìn thấy một con hổ tiến đến, hãy chạy thật nhanh.
Xu hướng này đã từng hữu ích với chúng ta. Nhưng bây giờ nó khiến ta thiếu tính chuẩn bị để xử lý với một thế giới hiện đại và nhiều biến đổi. Không phải lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng để tiếp nhận một hệ thống mới và bỏ đi cái cũ mặc dù nó đã lỗi thời và kém hiệu quả. Theo quan điểm của Taleb, những nhà vô địch của quá trình tiến hoá phần lớn là do may mắn. Họ không được chuẩn bị một cách đặc biệt để xử lý một loạt các thử thách tiếp theo, ví dụ như đầu tư một cách đúng đắn hoặc hành động một cách đúng đắn khi một cuộc khủng bố diễn ra.
Một sự thất bại nữa của con người xuất phát từ bản chất của hạnh phúc. Về ngắn hạn, hạnh phúc của con người được tạo ra bởi số lượng “các sự kiện tốt đẹp” xảy ra trong một ngày nhiều hơn là sự xuất hiện của một tin lành quan trọng. Trúng 100,000 đô trong xổ sổ cảm giác y như trúng 1 triệu đô. Vậy nên, chúng ta dù có ý thức hay không, đi tìm những vinh quang của trận đánh nhỏ nhưng mang tính lặp lại trong khi đáng nhẽ ra chúng ta nên nung nấu để thắng cuộc chiến lớn. Dễ dàng để hiểu được tại sao lại như vậy: Những thành công lớn chỉ hiếm khi xuất hiện, và có thể rất muộn màng trong cuộc sống; trong khi chờ đợi, ai lại muốn tiếp tục cảm thấy như một kẻ thất bại?
Mặc dù vậy, việc thoát ra khỏi vùng an toàn (comfort zones) là một điều có ích để tạo ra sự đổi mới, và do vậy, làm tốt cho nền kinh tế. Một doanh nhân trẻ tên Ben Casnocha, trong cuốn hồi ký gần đây của anh, “Cuộc Đời Khởi Nghiệp Của Tôi”, đưa ra một lời khuyên kinh doanh tương tư: “Hãy mở bản thân bản ra với càng nhiều sự ngẫu nhiên càng tốt. Đi những buổi hội thảo không ai khác [trong lĩnh vực của bạn] lại tham gia.
Đọc những cuốn sách không ai khác đọc. Nói chuyện với những người không ai khác nói với.” G.L.S Shackle, nhà kinh tế học người Scot già và là một thần tượng của Taleb, kiên quyết rằng tư bản chủ nghĩa được vận hành bởi khả năng tưởng tượng một tương lai cấp tiến hoàn toàn khác của những doanh nhân. Shackle đưa ra quan điểm rằng chúng ta đang sống trong một “xã hội của kính vạn hoa, đan xen lại những khoảnh khắc, các quãng của trật tự, sự chắc chắn-đảm bảo với vẻ đẹp của những sự tan rã đột ngột- như thể thác nước thành một trật tự mới.”
Dọc theo cuốn sách, Taleb giải thích vì sao bạn không nên bắt chước Casanova (anh ta thật may mắn khi có thể thoát khỏi mọi hiểm hoạ xuất hiện ở trong tất cả những chuyến mạo hiểm đầy chủ nghĩa lãng mạn mà anh dấn thân vào), vì sao những nhà đầu tư mạo hiểm lại làm ra nhiều tiền hơn những nhà sáng chế (nhà sáng chế đi tìm những con thiên nga đen, nhưng họ thường chết quá sớm để có thể chứng kiến được sự kết trái lớn nhất từ công trình của mình), tại sao bạn nên là một nhà sáng chế thay vì là một gái mại dâm (cái đầu tiên có thể đong đếm được, trong trường hợp những ý tưởng của bạn thực sự có giá trị), và tại sao Montaigne, người chỉ trích bản thân (self-critical) lại là triết gia quan trọng nhất: ông là một trong ít những cây bút thực sự hiểu được giới hạn của nhận thức con người.
Và Taleb chỉ ra, chính yếu, rằng khi người ta nhìn thấy một con thiên nga đen, họ thường cư xử quá mức. Họ, lại một lần nữa chỉ tập trung vào cái được biết đến ngay lập tức- trong trường hợp này là, con thiên nga đen cuối cùng- và họ thất bại trong việc tưởng tượng ra thế hệ tiếp theo của các thiên nga đen. Ví dụ, chúng ta quá sợ những cuộc tấn công khủng bố hoặc các vụ nổ súng tại trường học, những sự kiện hiếm xảy ra nhưng lại được biết đến trong công chúng và đài báo nhiều. Nếu như “một con thiên nga đen” ví dụ như vụ 11/9 được phát sóng trên tivi, hoặc một “con thiên nga đen” như một căn bệnh hiểm nghèo xảy ra với người anh em của chúng ta, bỗng nhiên nó mang đến một sức mạnh phi thực tế mà không thể tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng ta.
Lạ lùng thay, những luận chứng của Taleb lại yếu nhất ở phạm vi mà anh ta hiểu rõ nhất, cụ thể là tài chính. Chỉ tại phố Wall người ta mới quan tâm một cách tử tế – không quá mức, không quá ít- tới những sự kiện ít được trông đợi. Rất dễ dàng để có thể sử dụng khả năng nhận thức về một vấn đề sau khi nó đã xảy ra để có thể tìm ra những con thiên nga đen mà phố Wall đã bỏ lỡ, ví dụ như sự sụp đổ của giá cổ phiếu (stock-price crashes). Nhưng còn khó hơn để bảo vệ quan điểm rằng thị trường thường đánh giá thấp sự bất ngờ. Thị trường cổ phiếu và trái phiếu đưa ra các cách đơn giản để có thể đánh cược vào đâu là những con thiên nga đen.
Trong thuật ngữ tài chính, bạn có thể mua một sự lựa chọn “mà gần như cạn kiệt về tiền bạc”; ví dụ, bạn có thể đặt cược rằng cổ phiếu Google (Google shares) sẽ tăng hoặc giảm giá trị một lượng rất lớn trong ba tháng tiếp theo. Những sự đầu tư như thế này rất đáng, rất có giá trị khi toàn bộ thị trường còn lại không hề trông đợi khả năng để xảy ra sự bất ngờ này. Xong những chiến lược ‘tầm dài” đã được nghiên cứu một cách bài bản, và chúng không đưa ra thêm lợi nhuận. Nói cách khác, thị trường tổ chức có kiểm soát đi tìm những sự kiện hiếm và không hề dự tính trước cũng như những thứ mà kiến thức nằm trong khả năng có thể biết được của chúng ta.
“Thiên nga đen” cũng gặp một số vấn đề khi nó cố vẽ lại một hệ thống triết học siêu hình học. Phần giới thiệu nói cho chúng ta rằng “[một] số nhỏ các con thiên nga đen giải thích tất cả mọi thứ trên thế giới. …” Theo quan điểm của Taleb, “những sự kiện thường ngày, những thứ chúng ta nghiên cứu, bàn luận và tìm cách tiên đoán qua việc đọc báo, đang ngày càng không đưa ra kết quả.”
Ủng hộ cho bản chất siêu nhiên của cái phi thường đối với tôi không hơn gì ngoài một luận điểm mang tính khả thi về mặt hình thức hay ngôn ngữ. Hầu như, theo định nghĩa, toàn bộ những gì diễn ra là những sự kiện thường ngày được định sẵn bởi những quá trình thường ngày – trộn với, dĩ nhiên, một số các ảnh hưởng của sự phi thường. Shakespeare, George Washington, và Osama Bin Laden đã tạo nên lịch sử, nhưng sự sống của hàng tỷ những con người bình thường cũng có giá trị, họ cũng tạo nên lịch sử, mặc dù là không theo những cách hiển nhiên. Chỉ nâng tầm quan trọng của các sự kiện phi thường mang luận điệu thể hiện logic hơn là sự thấu suốt về sự vật.
Ngay cả những thiên tài cũng cần đến nhiều năm tập trung nghiên cứu hơn là một vài khoảnh khắc cảm hứng khai sáng độc nhất, mà đã có luận cứ bởi những nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng trong việc tập luyện của những nghệ sĩ và nhạc sĩ hàng đầu. Taleb là một tác giả giỏi, và thường đưa ra những câu nói hóm hỉnh hoặc những ẩn dụ tài tính; ông ta mất nhiều thời gian hơn để tạo ra một thông điệp mang tính quy cũ mà không những chính xác – đúng mà còn nguyên bản.
Taleb vẫn cương quyết về độ nguyên bản của cuốn sách- cho rằng nó là một con thiên nga đen – và dĩ nhiên ám chỉ đến những ý kiến trái chiều. Mặc dù vậy, một ý tưởng về một Quy Luật Quyền Lực như là một sự xuyên tác đâm sâu và sự phân bố thiếu tính cân đối được biết đến rộng rãi, và tính thống kê của khái niệm “ergodicity” (căn bản là, một khái niệm rằng đầu vào của hệ thống không làm tốt lắm công việc tiên đoán được đầu ra của nó) đã tồn tại từ lâu.
Năm 1921, nhà kinh tế học Frank Knight đã kẻ ra một sự phân biệt giữa sự không chắc chắn mang tính kỳ lạ và không đo đếm được với tính khả thi trong việc búng đồng xu hoặc chơi trò roulette tốt. Nếu những ý tưởng này chưa bao giờ là một phần của đại chúng, thì đó là vì chúng nhanh chóng tỏ ra khó nắm bắt, không phải vì chúng đã bị giữ kín và đàn áp bởi một cộng đồng khoa học kiêu ngạo.
“Thiên Nga Đen” là một cuốn sách mang tính kính vạn hoa – rất nhiều ví dụ ngạc nhiên, và theo cách đó, phương tiện và thông điệp muốn truyền tải đồng nhất với nhau. Tuy vậy, cuốn sách trước đó của Taleb “Fooled by Randomness” cũng bất ngờ y như vậy. Vậy, sự nỗ lực gần đây của ông – dù cho có làm ta phải suy nghĩ đến chừng nào- cũng không phải là một con thiên nga đen bất luận là từ góc nhìn nào đi chăng nữa. Taleb có thể không đồng tình, nhưng ông ấy nên thấy ấm lòng rằng những sự cố gắng từ từ đã là một chiến công không hề đơn giản, và nó nên được tán thưởng nhiệt tình.
Đọc thêm: Review sách Thiên Nga Đen
Trạm đọc (Read Station) dịch