Lối kể chuyện thật thà, trí thức cùng với tài năng tự sự thiên bẩm.
Năm 2008, trước đợt tranh cử đầy triển vọng dành cho Hillary Clinton, tôi được tờ báo Observer giao nhiệm vụ đánh giá một loạt tự truyện của các ứng cử viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà (từ John McCain và Mitt Romney tới John Kerry, John Edwards và Joe Biden). Đáng buồn là bọn họ đều không thể vượt qua lối mòn của chiến dịch tranh cử: các cuốn sách của họ còn là một đống giấy lộn buồn thảm. Tất cả các cuốn sách hoặc là thuê viết, hoặc là “được kể lại rằng”. Cuốn nào cũng hỗn độn: thiếu sự chắc chắn, không chân thành và sáo rỗng; lẫn lộn những bài luận chính trị nửa vời và bài phát biểu bị cắt ghép lộn xộn, thập cẩm các bản báo truyền thông và thuyết trình chính sách. Chúng được “xào lại” cho quần chúng bằng loại văn phong tẻ nhạt đến không tưởng. Có lẽ chưa một ứng cử viên nào từng đọc qua chúng, chứ chưa nói đến chuyện viết ra.
Thế nhưng, có một ngoại lệ – một thứ gì đó tuyệt vời và sáng rõ trong đống mù mịt. Đó là một thượng nghĩ sĩ trẻ của Illinois, thuộc phe trung lập của Đảng Dân chủ, tên là Barack Obama. Ông không chỉ tự viết sách mà còn viết cả một cuốn tự truyện khá nổi tiếng với phong cách riêng, lối kể chuyện thật thà, trí thức cùng với tài năng tự sự thiên bẩm.
Ngay từ dòng đầu tiên: “Vài tháng sau sinh nhật 21 tuổi của tôi, một người lạ gọi điện và báo tin…” ta đã có thể thấy rõ rằng Dreams from My Father là một cuốn sách đặc biệt. Nó mang một giọng văn cá nhân rõ nét. Đúng vậy, lúc tôi đọc cuốn hồi kí của Obama, dù là được xuất bản từ 12 năm trước, nó vẫn trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất, đồng thời chiến dịch “Yes we can” (Chúng ta có thể) của ông càng ngày càng nhận được sự ủng hộ.
Barack Obama trong chuỗi chiến dịch tranh cử Tổng thống tại St Louis năm 2008 ( Ảnh: Jim Young/Reuters)
Quay lại năm 2007, cũng như hàng triệu người khác, tôi chẳng biết Barack Obama là ai, mặc dù tôi có nhớ mang máng rằng đây là người trở nên nổi tiếng nhờ bài phát biểu ở Hội Nghị Đảng Dân chủ năm 2004. Bây giờ, tôi không chỉ ủng hộ chiến dịch của ông, mà còn nói với Observer rằng Nhà Trắng là một nơi xứng đáng đối với người viết lách và hùng biện tài giỏi như vậy, và rằng ông sẽ trúng cử. Một năm sau, tất cả mọi chuyện đều an bài. Clinton (bà hoàng scandal năm 2016) đã không nhận được nhiều phiếu bầu và chiến dịch “Yes we can” chuyển thành “Yes we did” (chúng ta đã làm được).
Cuốn Dreams from My Father, cũng như sự thăng tiến quyền lực của Obama: đều rất ấn tượng. Nó thể hiện sự tinh nhạy đối với một vấn đề nhức nhối của chính trị Mỹ: chủng tộc. Vấn đề này đã luôn dày vò Thomas Jefferson. “Chuông báo cháy giữa đêm” ,Jefferson miêu tả nó như vậy. Đó cũng chính là xuất phát điểm của Obama – một người Mỹ lai Phi. Obama tuyên bố tham vọng “vượt qua mọi rào cản chủng tộc vốn luôn hiện hữu trong đời sống xã hội Mỹ, để tạo nên sự thấu hiểu lẫn nhau”. Đối với nhiều người, đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi nhất trong xã hội Mỹ. Sự nghiệp tổng thống của Obama đầy rẫy những quan hệ chủng tộc và có những lúc chính ông cũng không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Nó thực sự là nan giải.
Dù vậy, Dreams from My Father vẫn là một bức tranh vô cùng chân thực về một chàng trai trẻ trước câu hỏi danh tính và quê hương. Với bố là một người Kenya (da đen), và mẹ là một người Mỹ (da trắng) ở Wichita, Kansas, chàng trai trẻ Obama đã phải trải qua một cuộc hành trình Odyssey quan trọng, cùng đó là những tình cảm lẫn lộn. Thoạt tiên, ông đi theo hành trình di cư của gia đình bên ngoại từ Kansas tới Hawaii, và sau đó là Indonesia. Một trong những điểm đặc trưng nhất của cuốn sách là lối viết đối thoại tự nhiên và thẳng thắn. Ông đã thuật lại rất nhiều đối thoại giữa ông (thời trẻ), mẹ và ông bà ngoại. Dù chúng có thật hay không thì sự chúng cũng vô cùng khéo léo mang đến cho cuốn sách cảm giác gần gũi nhẹ nhàng, không khuôn thước.
“Barry” trẻ tuổi cuối cùng cũng tới Kenya để đối diện với sự thực đau lòng về cuộc đời của cha và sự hoà giải với bản sắc châu Phi của mình. Kể từ khi bố mẹ li dị, ông sống một mình. “Trong một khoảng thời gian ngắn đến không tưởng,” ông viết, “dường như bố mẹ tôi và ông bà ngoại đã cùng tạo nên một bong bóng màu hồng, và trong sáu năm đầu đời, kể cả khi bong bóng đó bị đập tan và thế giới họ nghĩ họ đã bỏ lại phía sau bắt kịp và nhấn chìm họ, tôi đã thế chỗ cho những giấc mơ đó.” Ông đã gợi lên “con tim hỗn loạn của dòng máu lai, của tâm hồn bị xẻ nửa, của một người da màu khốn khổ đứng trên lằn ranh giữa hai thế giới.”
Obama nhấn mạnh rằng ông đã cố gắng “thể hiện chân thực một mảnh ghép của cuộc đời ông”. Bởi cuốn sách là “cuộc tìm kiếm người cha” nên trong đó không có nhiều chân dung về mẹ của Obama. Sự thiếu vắng hình ảnh bà có thể là do ông không nhớ về bà nhiều đến vậy? Điều này dấy lên nhiều câu hỏi về mối quan hệ của ông với nhân tố Mỹ trong danh tính lai của mình.
Rất nhiều nhà bình luận văn học đã viết những lời có cánh về Dreams from My Father. Toni Morrison là một trong những người đầu tiên công nhận khả năng “nhận ra các bài học từ những trải nghiệm có một không hai và nghiền ngẫm chúng để tạo dựng câu chuyện, hội thoại, đối thoại đều (tất nhiên) không thường tìm thấy được trong các hồi kí chính trị. Cô nhấn mạnh: “Nó độc đáo. Nó là của chính ông ấy và chẳng có bất cứ thứ gì giống thế.”
Ngoài tính văn chương, theo tạo chí Time, Những giấc mơ từ cha tôi là “hồi kí xuất sắc nhất của một nhà chính trị Mỹ”. Trong một bài báo trong New York Times, Michiko Kakutani đã miêu tả hồi kí như “một tự truyện gợi mở, uyển chuyển và chân thực nhất của một tổng thống tương lai”. Trong giai đoạn cuối của nhiệm kì này, tự truyện về sự nghiệp của ngài cố tổng thống Barack Obama nhận được rất nhiều kì vọng, bởi cuốn The Personal Memoirs của Ulysses S Grant là một ngọn núi rất khó vượt qua.
Ba cuốn sách để so sánh
Ulysses S Grant: The Personal Memoirs (1885)
Hillary Rodham Clinton: Living History (2003)
Barack Obama: the Audacity of Hope(2006)
Trạm đọc (Read Station) dịch