Bạn có những mục tiêu quan trọng cần đạt được, đó có thể là mục tiêu cá nhân liên quan đến mối quan hệ của bạn, hoặc đó có thể là mục tiêu tài chính, thăng tiến công việc. Bạn cũng biết để đạt được những mục tiêu đó, bạn cần có các bước hành động cụ thể và kế hoạch rõ ràng. Vậy tại sao ngày càng có nhiều người thấy loay hoay với việc lập mục tiêu?
Bạn sắp nhận được nhiều bài học tích cực qua những câu chuyện thành công trong đời thực mà Zig Ziglar gửi đến bạn qua cuốn sách “Thuật thiết lập và hoàn thành mục tiêu”. Những câu chuyện này đã chứng minh một cách thuyết phục rằng việc thiết lập mục tiêu thực sự có hiệu quả. Với sự chỉ dẫn của Zig Ziglar, bạn chắc chắn sẽ đạt được mọi mục tiêu đề ra.Với cuốn sách này, bạn sẽ khám phá ra công thức bước thiết lập mục tiêu. Và khi thiết lập mục tiêu một các hợp lý là bạn đã đạt được một nửa mục tiêu. Hãy cùng tìm hiểu 9 bước thiết lập mục tiêu của Zig Ziglar ngay sau đây.
Hãy viết ra các mục tiêu của bạn
Bước đầu tiên là viết ra những điều bạn muốn trở thành, muốn làm hoặc muốn đạt được. Theo Zig Ziglar, lợi ích lớn nhất đến từ việc thiết lập các mục tiêu một cách cụ thể là nó điều hướng não trái, tức là bạn đang giải phóng não phải để làm nhiệm vụ sáng tạo đúng như chức năng vốn có của nó. Khi não phải được giải phóng, não trái sẽ tự động hướng đến mục tiêu thực tế trong cuộc sống.
Đặt câu hỏi tại sao
Sau đó, bạn hãy để nguyên danh sách những điều mà bạn đã viết ra trong 24 – 48 giờ sau. Hết khoảng thời gian đó, hãy xem lại danh sách và viết từ “Tại sao” vào sau mỗi mục tiêu và bạn đã viết. Tại sao bạn muốn trở thành, muốn làm hoặc muốn đạt được điều mà bạn đã viết ra?
Bỏ bớt các mục tiêu
Thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có thể trở thành mọi hình mẫu, làm được mọi điều và đạt được mọi thứ. Chúng ta phải xác định và dành thời gian cho những mục tiêu thực sự quan trọng trong danh sách của mình.
Khi xem xét danh sách mục tiêu của mình, bạn hãy xác định xem nó có liên quan đến một trong bảy khía cạnh sau đây trong cuộc sống của bạn không: thể chất, tinh thần, tâm linh, xã hội, tài chính, sự nghiệp hoặc gia đình. Sau đó bạn hãy ghi chú vào mỗi mục tiêu trong danh sách.
Nếu chỉ đặt ra một hoặc hai mục tiêu và không có cái nào thực sự nghiêm túc, nhiều khả năng bạn sẽ không đạt được mục tiêu đó ngay cả khi bạn làm theo đúng quy trình.
Khi quá chú trọng vào một hoặc hai khía cạnh trong cuộc sống, bạn có thể sẽ bị mất cân đối.
Trong chương này, Zig Ziglar giúp bạn khám phá 7 câu hỏi cơ bản. Bạn hãy tự hỏi bản thân rằng:
- Việc đạt được mục tiêu này có khiến bạn hạnh phúc hơn không?
- Việc đạt được mục tiêu này có giúp bạn khỏe mạnh hơn không?
- Việc đạt được mục tiêu này có giúp bạn trở nên phát đạt hơn không?
- Việc đạt được mục tiêu này có giúp bạn an toàn hơn không?
- Việc đạt được mục tiêu này có giúp bạn có nhiều bạn bè hơn không?
- Việc đạt được mục tiêu này có mang đến sự bình an cho bạn không?
- Và nếu bạn có gia đình, việc đạt được mục tiêu này có giúp mối quan hệ trong gia đình bạn cải thiện hơn không?
Nếu không thể trả lời “có” cho ít nhất một trong những câu hỏi trên thì Zig Ziglar khuyên bạn nên loại bỏ mục tiêu đó ra khỏi danh sách của mình.
Vượt ngưỡng
Ở bước thứ 6, bạn cần có vài mục tiêu vượt ngưỡng mà bạn muốn vươn tới và tận dụng năng lực sẵn có của bạn. Zig Ziglar chia những mục tiêu vượt ngưỡng thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu liên tục.
Trong mục tiêu dài hạn, bạn có những mục tiêu ngắn hạn – mục tiêu hàng ngày. Và để có thể biến những giấc mơ lớn thành hiện thực, bạn phải hoàn thành những mục tiêu nhỏ đã được định rõ trên đường đi đến mục tiêu lớn.
Còn mục tiêu liên tục thì hầu như ai trong chúng ta cũng có mục tiêu này, Ví dụ, xây dựng hình ảnh bản thân là một mục tiêu liên tục. Chúng ta phải liên tục hành động để thực hiện nó. Sức khỏe cũng là một mục tiêu liên tục. Hay tinh thần, tài chính, mối quan hệ… cũng vậy. Chúng ta phải thường xuyên đặt ra mục tiêu và đạt được chúng.
Kiểm tra mức độ tiêu cực
Các mục tiêu có thể trở nên tiêu cực nếu chúng quá lớn. Zig Ziglar đã phân tích một mục tiêu sẽ tiêu cực nếu có những lí do sau:
- Thứ nhất, nếu mục tiêu nằm ngoài tầm với, đó là một mục tiêu tiêu cực. Nó có thể là một mục tiêu quá xa vời như kiếm được 1 triệu đô trong 12 tháng tới, trong khi hiện giờ bạn không có nổi 2.500 đô.
- Thứ hai, mục tiêu cũng có thể là tiêu cực nếu nó nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của bạn.
- Thứ ba, bạn phải phụ thuộc vào may mắn mới có thể đạt được mục tiêu đó.
Hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi
- Câu thứ nhất: Đó có phải là mục tiêu thực sự của mình không?
- Câu thứ 2: Mục tiêu này có hợp đạo đức và công bằng với tất cả những người liên quan không?
- Câu thứ 3: Mục tiêu này sẽ đưa mình đến gần hay xa mục tiêu chính?
- Câu thứ 4: Liệu mình có thể cam kết một cách nhiệt thành với chính mình để bắt đầu và hoàn thành kế hoạch này không?
- Câu thứ 5: Liệu mình có thể hình dung ra viễn cảnh mình sẽ đạt được mục tiêu này không?
Chọn ra 4 mục tiêu hàng đầu
Bước cuối cùng trong quy trình thiết lập mục tiêu là rút ngắn danh sách còn 4 mục tiêu mà bạn muốn làm, muốn trở thành và muốn đạt được.
Lí do Zig Ziglar khuyên bạn chọn ra 4 mục tiêu vì hầu hết mọi người chỉ có thể thực sự dành toàn bộ nỗ lực cho khoảng 4 mục tiêu cùng lúc. Nếu danh sách của bạn đang nhiều hơn 4, thì Zig sẽ hướng dẫn bạn rút ngắn nó.
Với tổng số 9 bước lớn, và trong một số bước lớn lại có những bước nhỏ, có thể bạn sẽ cho rằng kế hoạch hành động mà Zig Ziglar đã tạo ra quá chi tiết và bạn không chắc mình muốn biết nhiều chi tiết đến vậy. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, bạn sẽ nhận ra rằng một số mục tiêu quả thực cần phải chi tiết đến mức đó. Để rồi bạn sẽ thấy việc bỏ ra một tiếng rưỡi đồng hồ sẽ hợp lý hơn việc mất tận 6 tháng để thực hiện mục tiêu đó rồi lại phải từ bỏ nó trong thất vọng.
Zig Ziglar tự tin nói với bạn rằng nếu bạn bắt đầu làm theo những hướng dẫn của ông, nếu mỗi tối bạn thực hiện một bước nhất định, và khi đã thiết lập xong những mục tiêu đó, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể hơn so với những gì bạn đạt được trong quá khứ.
Trạm Đọc