Cuộc sống ở phía trên của chuỗi thức ăn vô cùng phức tạp. Đối với hầu hết các loài động vật, ăn là một vấn đề đơn giản thuộc mệnh lệnh sinh học, nhưng con người, bị cản trở bởi một bộ não lớn cùng những phát kiến như nông nghiệp hay công nghiệp, phải đối mặt với một loạt rắc rối những sự lựa chọn.
Cuộc sống ở phía trên của chuỗi thức ăn vô cùng phức tạp. Đối với hầu hết các loài động vật, ăn là một vấn đề đơn giản thuộc mệnh lệnh sinh học: nếu bạn là một con koala, bạn sẽ đi tìm lá bạch đàn; nếu bạn là một con chuột đồng, bạn sẽ nhai cỏ (bluegrass) và cỏ ba lá. Nhưng Homo sapiens, bị cản trở bởi một bộ não lớn cùng những phát kiến như nông nghiệp hay công nghiệp, phải đối mặt với một loạt rắc rối những sự lựa chọn, từ trứng chưng cho tới gà McNuggets, từ một bát dâu tây tươi cho tới một sản phẩm hóa dầu phức tạp màu vàng với vị ngọt và xốp, được biết tới với cái tên Twinkie. Michael Pollan viết trong cuốn sách sâu sắc và ngốn nhiều thời gian của mình rằng: “Khi bạn có thể ăn bất cứ thứ gì thiên nhiên ban tặng, “Tình thế tiến thoái lưỡng nan của động vật ăn tạp” ” đang khẳng định những gì bạn ăn sẽ không tránh khỏi việc làm khuấy động nỗi lo lắng”
Không ở nơi đâu mà nỗi lo này có thể nghiêm trọng hơn ở Mỹ – theo Pollan. Sự giàu có, dư thừa và việc thiếu đi một nền ẩm thực ổn định đã ngấm ngầm khiến người Mỹ trở nên rối loạn trong ăn uống, thường xuyên bị ám ảnh bởi việc trở nên thon thả trong khi thực chất họ lại béo lên, dao động giữa một chút giả dối trong việc ăn uống khôn ngoan (bơ thực vật thì tốt hơn bơ động vật) với cái khác (tiêu hủy carbohydrate). Pollan chẩn đoán một “rối loạn ăn uống tầm quốc gia” và ông nhắm tới việc làm sáng tỏ nguyên nhân cũng như một vài giải pháp tiềm năng cho vấn đề này. Đến cuối, ông bắt tay vào bốn cuộc phiêu lưu ăn uống, mà mỗi cuộc phiêu lưu lại bắt đầu từ khởi nguyên của nó – trong đất nơi mà những nguyên liệu thô của bữa ăn sẽ xuất hiện – và cho tới cuối cùng khi bữa ăn được nấu và hoàn thành.
Các bữa ăn của McDonald, theo thứ tự, được thưởng thức bởi Pollan, vợ ông và con trai họ ở trong chiếc xe của họ khi nó rồ ga lên đường cao tốc California; một bữa ăn “giàu chất hữu cơ” được tạo nên bởi những nguyên liệu được mua tại chuỗi siêu thị hạng sang Whole Foods; một bữa tối với gà hữu cơ mà ở đó món chính và phụ tới từ một trang trại tự duy trì lạ lùng – Virginia, nơi không sử dụng thuốc trừ sâu, kháng sinh, hay phân bón tổng hợp và một bữa tiệc “săn bắt hái lượm” bao gồm gần như tất cả những nguyên liệu mà Pollan đã săn bắn hoặc tự tìm kiếm.
Chúng ta nên ăn gì?
Kể cả nếu tác giả không phải là một nhà báo chuyên nghiệp ở Berkeley, thì với định nghĩa về trí tuệ thực phẩm tự do, bạn có thể đoán ra rằng làm thế nào mà những kịch bản được thực hiện: bữa ăn của McDonald sẽ được ưa thích bởi lượng dinh dưỡng và tính bền vững về mặt sinh thái của nó, bữa ăn Whole Foods sẽ thật tuyệt nhưng nó lại dính mùi thỏa hiệp của các công ty; bữa ăn từ nông trại Virginia sẽ ngây ngất trong những hương vị và sự bay bổng; và bữa ăn tự săn bắt hái lượm sẽ là một bữa tiệc đầy dũng cảm với lợn rừng và cà dại, với với một bên là cảm giác tội lỗi và bên kia là một chút triết lý vặn vẹo về cái gọi là lấy đi mạng sống của một con lợn.
Nhưng đối với Pollan, kết quả cuối cùng không quan trọng bằng hành trình của bữa ăn từ đất lên tới đĩa. Báo cáo siêu tỉ mỉ của ông làm nên điểm mạnh của cuốn sách – bạn sẽ không thể có được lời giải thích nào xác đáng hơn về nguồn gốc của những thứ bạn đang ăn hàng ngày. Trên thực tế, một phần tư đầu tiên của cuốn sách tập trung vào phơi bày những bí ẩn gây sốc, tạo nên bước ngoặt về cái mà thoạt nhìn có vẻ như là vô tội và lành tính của cây trồng Mỹ, cây ngô.
Loài ngô, với tất cả ý nghĩa của nó về sự tốt tươi của vùng đất trung tâm cũng như lời ca ngọt ngào của Rodgers and Hammerstein (“cao tới mắt voi”), đã bị biến thành không gì hơn một tác nhân của cái ác – Pollan lập luận. Mở rộng điều này trên bài báo ở The New York Times Magazine, ông chỉ ra nhiều cách mà chính sách của nhà nước từ thời Nixon – để trồng càng nhiều ngô càng tốt, với tiền trợ cấp từ liên bang – là sự cố gắng hoàn toàn quá đà với nhu cầu đối với tự nhiên và công chúng Mỹ.
“Cao tới gối cho tới ngày 4/7” là câu được sử dụng trong nhiều năm bởi nông dân ở vùng phía Tây, để thể hiện mong muốn cho cây ngô của họ phát triển tốt. Ngày nay, lời ca “cao tới mắt voi” từ bài hát “Oh, What a beautiful morning” của Rodgers và Hammerstein được sử dụng nhiều hơn.
Hệ thống kinh doanh nông nghiệp này cũng nắm trong tay cả Washington. Lý do mà những kẻ khổng lồ muốn giá ngô rẻ và đa dạng, theo Pollan, là do họ coi trọng nó, trên tất cả, như là một nguyên liệu thô giá rẻ bất ngờ. Nó không chỉ vỗ béo một miếng thịt bò nhanh hơn cánh đồng cỏ (mặc dù với cái giá dành cho chúng ta và gia súc, những kẻ chưa tiến hóa đủ để tiêu hóa ngô, do vậy mà tiêu thụ lượng kháng sinh phủ đầu để bù đắp những rối loạn gây ra bởi chế độ ăn uống phi tự nhiên của chúng); một lần xay, sàng lại và trộn lại, ngô có thể trở thành bất cứ thứ gì, từ ethanol dành cho các bình xăng tới hàng tá những thứ có thể ăn được, nếu không dinh dưỡng, các sản phẩm, như chất làm đặc trong milkshake, dầu hydro hóa trong dầu thực vật, bột ngô biến đổi cấu trúc làm gắn kết thịt vụn của McNugget với thứ thậm chí nguy hiểm hơn, là chất tạo ngọt – siro ngô fructoso. Mặc dù nó không được đưa ra thị trường Mỹ cho tới năm 1980, HFCS đã bóng gió ám chỉ nó đang có mặt trong mọi ngóc ngách và kẽ hở của ngăn đựng thịt – trong bữa ăn McDonald của Pollan, HFCS không chỉ có trong lon soda 32 ounce, nhưng trong cả sốt cà chua và trong cả những chiếc burger của ông – và Pollan chỉ vào nó như thủ phạm chính trong nạn béo phì của đất nước.
Trạm đọc (Read Station dịch)
Theo New York Times