Chủ nhật, 17/12/2023 19:47 (GMT+7)
–Giảm mức huyết áp
Theo bác sĩ Anantha Padmanabha, Chuyên gia tư vấn Nội khoa, Bệnh viện Fortis, Nagarbhavi, Bengaluru, tại Ấn Độ cho biết, kali giữ cho nhịp tim điều hòa, ổn định. Khẩu phần ăn giàu Kali cũng làm giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu, ăn thực phẩm giàu kali rất tốt cho những người bị tăng huyết áp
Điều chỉnh cân bằng chất lỏng
Một lượng kali vừa đủ cho cơ thể sẽ giúp làm giảm thể tích nước bằng cách tăng đào thải nước tiểu và giảm nồng độ natri. Ngoài ra, việc cung cấp một lượng kali ổn định cho cơ thể có thể làm giảm huyết áp, bảo vệ chống lại đột quỵ, giúp ngăn ngừa loãng xương và sỏi thận.
Giúp điều hòa co thắt cơ bắp và tim
Hệ thần kinh giúp điều chỉnh các cơn co thắt cơ bắp và tim. Tuy nhiên, sự thay đổi nồng độ kali trong máu có thể ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh, làm suy yếu quá trình co thắt cơ bắp.
Kali cũng rất quan trọng để có trái tim khỏe, vì sự di chuyển của nó trong và ngoài tế bào giúp duy trì nhịp tim đều đặn. Khi nồng độ kali máu quá cao, tim có thể bị giãn ra, trở nên yếu hơn và tạo ra nhịp tim bất thường. Tương tự, nồng độ thấp trong máu cũng ảnh hưởng không tốt đến nhịp tim.
Giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa
Theo Medical News Today, nồng độ kali thấp không thể điều chỉnh được các cơn co thắt trong hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn và chất thải dẫn đến táo bón và đầy hơi. Do đó, tăng lượng kali hấp thụ qua thực phẩm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này.
Hỗ trợ hệ thần kinh
Theo Tiến sĩ Padmanabha, nồng độ kali trong máu giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra xung thần kinh. Hệ thần kinh có chức năng “lan truyền các thông điệp” qua lại giữa não và toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những thông điệp này được gửi đi dưới dạng các xung thần kinh và có tác dụng điều chỉnh co thắt cơ bắp, nhịp tim, phản xạ và nhiều chức năng quan trọng khác.