–
Thứ tư, 03/07/2024 13:00 (GMT+7)
Chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan.
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: Đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau: Đường huyết bất kỳ :
Trong đó chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng khi đã nhịn ăn ít nhất 8h trở lên, lúc đó chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.
Đường huyết sau ăn: Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
Đường huyết lúc đi ngủ: Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).
Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c): HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ là nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả người mắc và không mắc bệnh tiểu đường. Việc đường huyết cao có thể là lời cảnh báo cho thấy cơ thể đang có một rối loạn chuyển hóa, nhất là đối với người không mắc bệnh tiểu đường thì đây là nguy cơ tiến triển bệnh.
Đường huyết cao có những biểu hiện này
Tăng đường máu sớm thường không có triệu chứng. Do đó việc chẩn đoán có thể bị chậm.
Hầu như các trường hợp bị tăng đường huyết không xuất hiện triệu chứng cho tới khi nồng độ glucose huyết vượt quá 180 – 200 mg/dL hoặc 10 – 11.1 mmol/L. Chỉ số đường máu càng cao thì các triệu chứng càng trầm trọng.
Các triệu chứng tăng đường huyết hay gặp nhất gồm: Ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều, đau nhức đầu, khả năng tập trung kém, mắt mờ, mệt mỏi, yếu cơ.
Có một số triệu chứng tăng đường huyết hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra như tay chân bị tê, ngứa râm ran hoặc đau do dây thần kinh bị tổn thương. Xuất hiện các biểu hiện rối loạn da như vết thương lâu bình phục, ngứa, khô da, có nếp nhăn thâm đen ở vùng da cổ…