1. Mất nước
Tiêu thụ quá nhiều protein trong thời gian dài có thể dẫn đến mất nước. Điều này sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng protein dư thừa và chất thải nitơ ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, làm tăng số lần bạn đi vệ sinh, dẫn đến giảm mức độ hydrat hóa.
2. Gan quá tải
Tiêu thụ quá nhiều protein trong thời gian dài có thể khiến gan quá tải, làm rối loạn chức năng của gan. Tiêu thụ quá nhiều protein sẽ chuyển hóa thành triglyceride, đây là các tế bào mỡ được lưu trữ trong gan.
3. Không thể giảm cân bền vững
Chế độ ăn nhiều protein giúp giảm cân nhưng những kết quả này chỉ có thể kéo dài trong thời gian ngắn. Khi bạn tiêu thụ nhiều protein quá mức, protein sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Để giảm cân, hãy bổ sung protein nạc cùng với carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác. Nếu bạn thay thế hoàn toàn carbohydrate, chất béo bằng protein, có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát.
4. Táo bón
Chế độ ăn nhiều protein có nghĩa là chế độ ăn ít chất xơ và ít carbohydrate có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa từ táo bón, buồn nôn và tiêu chảy… Cùng với đó, bạn cũng có thể bị chuột rút và đầy hơi.
5. Tổn thương thận
Tiêu thụ quá nhiều protein bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận và suy thận. Mệt mỏi, khó ngủ, đi tiểu thường xuyên, chán ăn, chuột rút cơ, sưng ở chân và mắt cá chân là một số dấu hiệu của vấn đề về thận khi tiêu thụ quá nhiều protein.
6. Hôi miệng
Nếu bạn bị hôi miệng, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang tiêu thụ quá nhiều protein. Vì để thúc đẩy lượng protein hấp thụ, bạn sẽ hạn chế lượng carbohydrate hấp thụ. Sự thiếu hụt carbohydrate này buộc cơ thể phải tạo ra năng lượng từ các nguồn khác dẫn đến sản xuất các hóa chất có thể gây ra mùi khó chịu.
7. Bệnh tim
Tiêu thụ quá nhiều protein có thể dẫn đến mức cholesterol cao trong cơ thể, bên cạnh đó có thể dẫn đến các bệnh liên quan bệnh tim mạch, đặc biệt, protein có nguồn gốc từ sữa nhiều chất béo hoặc thịt đỏ.