Theo TS.Lương Y Phùng Tuấn Giang – Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, quan điểm của Đông y, đậu đỏ có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm, tỳ. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, đậu đỏ có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid, anthocyanin, chất xơ, vitamin vitamin B6, magie, kali… có tác dụng nâng cao miễn dịch và cải thiện các bệnh lý viêm nhiễm.
Đậu đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết, dưỡng tâm, giảm viêm, giảm sưng tấy, tăng cường sức đề kháng.
Người bị bệnh gút có thể sử dụng đậu đỏ. Hàm lượng purin trong đậu đỏ ở mức trung bình. Trong 100gram đậu đỏ nấu chín chứa khoảng 73mg purin, thấp hơn nhiều so với thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản. Điều này giúp giảm nguy cơ tích tụ axit uric trong máu – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
Ngoài ra, đậu đỏ còn chứa chất xơ, vitamin B1, B6, folate, magie, kali,… Các hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch. Những yếu tố này có thể góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh gút và các bệnh mãn tính khác.
Bên cạnh đó, đậu đỏ còn có tính lợi tiểu, giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ hình thành các tinh thể axit uric và phòng ngừa các đợt bùng phát bệnh gút cấp tính. Đậu đỏ cũng chứa các hợp chất chống viêm, giúp giảm đau và sưng khớp do bệnh gout gây ra.
Nên ăn đậu đỏ với mức độ vừa phải, mỗi lần dùng khoảng 100g, mỗi tuần từ 2-3 lần.
Tránh sử dụng quá nhiều đậu đỏ trong một thời gian ngắn.
Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác, không nên chỉ ăn duy nhất đậu đỏ.