Lợi ích của chuối đỏ
Theo Bảng Thành phần Thực phẩm Ấn Độ (IFCT 2017), hàm lượng chất xơ trong chuối chín đỏ là 2g trong một quả chuối có kích cỡ trung bình là 100g. Nhà dinh dưỡng Ramya B (thuộc tập đoàn Bệnh viện Cloudnine, Mumbai, Ấn Độ) – cho biết: Sự hiện diện của chất xơ không hòa tan trong chuối đỏ hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm tỷ lệ táo bón. Ngoài ra, chuối đỏ còn là một prebiotic có chứa fructo-oligosaccharide, điều này giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, chuối đỏ là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp ích cho chức năng tim. Có nhiều chất điện giải hỗ trợ sức khỏe tim mạch và trong số đó kali đóng vai trò quan trọng. Bà Ramya B khẳng định, nồng độ kali thấp có thể gây tăng huyết áp và yếu cơ tim. Do đó, việc bổ sung chuối đỏ sẽ cung cấp trung bình 15% nhu cầu kali hằng ngày.
Chuối đỏ cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bởi hàm lượng carbohydrate trong chuối đỏ là 25g trong một quả chuối có kích cỡ trung bình 100g.
Theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Chất chống oxy hóa, beta-carotene là tiền chất của vitamin A, giúp hoạt động trong các quá trình sinh học, bao gồm cả thị lực. Chuối đỏ là nguồn cung cấp beta-carotene và lutein dồi dào, vì vậy chúng hỗ trợ thị lực khá tốt.
Chuối đỏ cũng có carotenoid, vitamin C và anthocyanin. Đây đều là những chất chống oxy hóa, là những hợp chất giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.
Kali và magie cũng được tìm thấy trong chuối đỏ, có đặc tính giãn mạch, giúp thư giãn mạch máu.
Rủi ro khi ăn chuối đỏ
Phản ứng phản vệ: Bà Ramya B giải thích, trong một số trường hợp, chuối đỏ có thể gây dị ứng cho cơ thể. Protein có trong những quả chuối này có thể thay thế các phản ứng miễn dịch và gây ra phản ứng phản vệ.
Đầy hơi: Nhà dinh dưỡng Ramya B cho hay, nếu ăn quá nhiều chuối đỏ, chúng có thể gây đầy hơi, nôn mửa và buồn nôn. Do đó, chúng ta không ăn nhiều hơn một hoặc hai quả chuối đỏ trong một ngày.
Tăng cân: Chuối đỏ có thể giúp giảm cân vì một quả chuối đỏ chứa khoảng 90 calo. Nó cũng có hàm lượng chất xơ cao nên có thể khiến bạn cảm thấy no lâu. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì bạn hoàn toàn có thể dẫn đến tăng cân.
So sánh chuối đỏ vs chuối vàng
Nhiều người thắc mắc liệu chuối đỏ có nhiều dinh dưỡng hơn chuối thường (chuối vàng) không. Dưới đây là các con số so sánh về giá trị dinh dưỡng của chuối đỏ và vàng trên 100g của một quả chuối có kích cỡ trung bình.
Chuối đỏ:
Năng lượng (kcal) – 90
Carbohydrate (g) – 25,2
Chất đạm (g) – 1,29
Chất béo (g) – 0,29
Chất xơ (g) – 1,98
Vitamin C (mg) – 6,74
Carotenoid (µg) – 261
Lutein (µg) – 47
Chuối vàng:
Năng lượng (kcal) – 105,1
Carbohydrate (g) – 23,63
Chất đạm (g) – 1,23
Chất béo (g) – 0,33
Chất xơ (g) – 1,94
Vitamin C (mg) – 4,76
Carotenoid (µg) – 314
Lutein (µg) – 26,9
Nhà dinh dưỡng Ramya B kết luận, chất chống oxy hóa chính có trong chuối đỏ là beta carotene và vitamin C, nhiều hơn những chất có trong chuối vàng. Ngoài ra, chuối đỏ có vị ngọt hơn và kết cấu mịn hơn nhiều so với chuối vàng.