Độ tuổi từ nhỏ cho đến thanh thiếu niên
TS. Dasaraju cho biết, nền tảng để xương chắc khỏe sẽ được hình thành từ thời thơ ấu đến thanh thiếu niên. Điều quan trọng là bạn phải có một chế độ ăn giàu canxi từ các nguồn thực phẩm như: sữa, rau xanh, thực phẩm tăng cường và các loại hạt.
Ngoài ra, việc bổ sung đủ vitamin D thu được từ ánh sáng mặt trời cũng sẽ thúc đẩy sự hấp thụ canxi tối ưu. Để giúp xương chắc khỏe, mọi người cũng nên tham gia vào các hoạt động thể chất như chạy bộ, chơi thể thao trong những năm tháng tuổi còn nhỏ và duy trì chúng khi đến độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành. Việc này sẽ giúp xương phát triển và khỏe mạnh.
Độ tuổi trưởng thành
Theo TS. Dasaraju, khi mọi người bước vào độ tuổi trưởng thành, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng kết hợp với sự tập trung liên tục vào canxi và vitamin D là điều tối quan trọng.
Các bài tập tạ thường xuyên, rèn luyện sức đề kháng và các hoạt động gây căng thẳng, tạo áp lực phù hợp cho xương sẽ làm tăng mật độ xương.
Mọi người trong độ tuổi trưởng thành cũng nên tránh uống quá nhiều rượu và bỏ hút thuốc lá. Vì những thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của xương.
Tuổi trung niên
Sự thay đổi nội tiết ở tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Những người trong độ tuổi trung niên nên thường xuyên theo dõi nồng độ hormone và xem xét liệu pháp thay thế hormone dưới sự hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể mang lại nhiều hữu ích.
Trong đó, phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi là độ tuổi phù hợp để đánh giá nguy cơ gãy xương và loãng xương.
Người già
Ngăn ngừa té ngã thông qua các biện pháp như duy trì không gian sống thông thoáng và sử dụng tay vịn là điều cần thiết. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bao gồm đánh giá mật độ xương là rất quan trọng để phát hiện và can thiệp sớm khi xương có vấn đề.
Lưu ý
Hành trình phòng ngừa loãng xương sẽ bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục qua mọi giai đoạn của cuộc đời. Bằng cách áp dụng phương pháp phòng ngừa bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và thay đổi lối sống, mọi người có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh loãng xương và tận hưởng cuộc sống với bộ xương chắc khỏe, bền bỉ. Nhưng để đảm bảo sức khỏe xương một cách toàn diện ở mọi lứa tuổi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn theo từng trường hợp cá nhân.