Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột thông tin, bệnh nhân N.T. (SN 1957, trú tại thành phố Đà Nẵng) tử vong vào ngày 28.7 sau khi thay van động mạch chủ qua da tại Bệnh viện Y dược Buôn Ma Thuột. Các bác sĩ từ Hà Nội vào tỉnh Đắk Lắk không có chương trình báo trước với lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột.
Một số người ở Khoa Nội Tim mạch (thuộc Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột) trước đó đã giao lưu, tự ý mời những bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai vào xử lý đối với trường hợp bệnh nhân Â.
TS.BS Nguyễn Tuấn Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Năm 2021, Bệnh viện Bạch Mai có ký hợp tác toàn diện với Sở Y tế Đắk Lắk, nhưng hợp tác này theo kế hoạch cụ thể do Sở và Bệnh viện thống nhất.
Qua tường trình và xem xét, rà soát giấy tờ liên quan bước đầu cho thấy 3 cá nhân của Bệnh viện Bạch Mai tham gia ca can thiệp tại Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột đã không có báo cáo Lãnh đạo Bệnh viện về việc đề nghị làm thêm ngoài giờ trước khi đi. Đồng thời, Bệnh viện Bạch Mai cũng không có kế hoạch với Sở Y tế Đắk Lắk về chuyển giao kỹ thuật này.
Liên quan đến việc bác sĩ có được khám chữa bệnh ngoài giờ tại tỉnh khác không?, Quy định về thời gian khám chữa bệnh ngoài giờ như thế nào?, Thông tư số 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Căn cứ tại Điều 12 quy định: Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Người hành nghề phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên người hành nghề, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau thì không phải đăng ký hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này.
Như vậy, theo quy định bác sĩ được khám chữa bệnh ngoài giờ tại tỉnh khác tuy nhiên tổng thời gian khám chữa bệnh ngoài giờ tại tỉnh khác không quá 200 giờ trong một năm và phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
Điều 14 Luật Viên chức nêu quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định. Theo đó, viên chức được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, họ được ký hợp đồng với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Viên chức cũng được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nguồn tin: https://laodong.vn/y-te/benh-vien-bach-mai-hop-lan-2-lien-quan-den-bac-si-mo-tim-1382831.ldo